Hà Tĩnh: 25 xã, phường, thị trấn có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

(Baohatinh.vn) - Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tiếp tục diễn biến phức tạp tại Hà Tĩnh, 25 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thị, thành có ổ dịch chưa qua 21 ngày.

Hà Tĩnh: 25 xã, phường, thị trấn có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

Dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan ra diện rộng tại Hà Tĩnh.

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Hà Tĩnh, 25 xã, phường, thị trấn có bệnh dịch chưa qua 21 ngày là: xã Quang Lộc, Xuân Lộc, Mỹ Lộc, Khánh Vĩnh Yên, Trung Lộc (Can Lộc); xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Hà, Cẩm Vịnh, Cẩm Thịnh, Cẩm Dương, Cẩm Duệ, Cẩm Hưng, Cẩm Mỹ, thị trấn Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên); phường Hưng Trí, Kỳ Phương (thị xã Kỳ Anh); xã Đức Liên (Vũ Quang); xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh); phường Văn Yên, xã Thạch Bình, xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh); xã Sơn Trường, Tân Mỹ Hà (Hương Sơn).

Hà Tĩnh: 25 xã, phường, thị trấn có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

Khu vực chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ, lẻ là nơi dễ xẩy ra dịch bệnh vì khó đảm bảo tốt các điều kiện phòng dịch.

DTLCP liên tục bùng phát tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đáp ứng được các yêu cầu phòng dịch, chưa chấp hành đầy đủ công tác phòng dịch… nhất là trong điều kiện thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt.

Thời gian tới, dịch bệnh được dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh khuyến cáo, các địa phương tập trung đồng bộ mọi biện pháp theo hướng dẫn của UBND tỉnh để khoanh vùng, hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh; siết chặt công tác kiểm tra tại khu vực chăn nuôi, khu giết mổ, hoạt động buôn bán ở chợ dân sinh; không khuyến khích các hộ chăn nuôi trong vùng đã xuất hiện dịch và vùng phụ cận tái đàn trong điều kiện hiện nay.

Hà Tĩnh: 25 xã, phường, thị trấn có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

Các địa phương thực hiện tốt công tác khoanh vùng, dập dịch tại chỗ, tránh để xâm nhiễm diện rộng ảnh hưởng tới hoạt động chăn nuôi.

Người chăn nuôi tại các địa phương cần phải quan tâm hơn nữa đến chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, giữ chuồng trại luôn khô thoáng, bổ sung thêm thức ăn chín, giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn lợn.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.