“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

(Baohatinh.vn) - Nghệ sỹ ưu tú Trung Anh là diễn viên đã thể hiện thành công nhiều vai diễn, đặc biệt là vai Lương Bổng trong bộ phim truyền hình ăn khách “Người phán xử”. Trước thềm Xuân Kỷ Hợi 2019, nam diễn viên người Hà Tĩnh đã có cuộc trò chuyện chân tình, cởi mở với Báo Hà Tĩnh về chuyện đời, chuyện nghề.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Nghệ sỹ ưu tú Trung Anh là diễn viên đã thể hiện thành công nhiều vai diễn, đặc biệt là vai Lương Bổng trong bộ phim truyền hình ăn khách “Người phán xử”. Trước thềm Xuân Kỷ Hợi 2019, nam diễn viên người Hà Tĩnh đã có cuộc trò chuyện chân tình, cởi mở với Báo Hà Tĩnh về chuyện đời, chuyện nghề.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Tôi vốn là người sống khá khép kín, không dễ bộc lộ tình cảm ra ngoài, cũng không hay bày tỏ hoàn cảnh hay cuộc sống của mình với người khác. Cách đây vài năm, vô tình, một đồng nghiệp thân thiết ở xưởng phim đã tiết lộ câu chuyện tuổi thơ tôi với báo chí.

Tôi sinh ra ở Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Đến năm 7 tuổi, trong một đêm định mệnh, máy bay Mỹ ném bom xuống sân nhà đã cướp đi sinh mạng của mẹ, chị gái ruột và dì ruột của tôi. Đêm đó nhờ ngủ ở dưới hầm nên tôi mới may mắn sống sót. Khi ấy đám tang của 3 người phải nhờ họ hàng, làng xóm làm giúp bởi cả gia đình chỉ còn mình tôi. Thời điểm đó chiến tranh đang diễn ra ác liệt nên việc liên lạc rất khó. Bố và anh trai thứ 2 ở Hà Nội, anh lớn ở Trung Quốc nên không ai biết gì về biến cố của gia đình.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Sau đó, tôi có một cuộc hành trình đi bộ cùng với một người bà con từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để tìm bố và anh trai. Chuyến đi dài gần 400 km, tôi không còn nhớ nổi nó kéo dài bao nhiêu ngày. Buổi đêm thì xin vào nhà ai đó ngủ nhờ, hoặc nếu không được thì ngủ trong đống rơm, đống cỏ ven đường, hoặc nằm vạ vật đâu đó cho xong. Việc ăn uống cũng cực kỳ kham khổ.

Trong hành trình đó, tôi nhớ nhất lần gặp một đoàn bộ đội vừa đi tập luyện về. Nhìn thấy bộ dạng lem luốc, lôi thôi lếch thếch của tôi lúc đó, họ mới hỏi chuyện và được người họ hàng của tôi kể hết sự tình. Sau khi nghe xong, các chú bộ đội quyết định thay phiên nhau cõng tôi đi một đoạn đường dài. Khi chia tay, các chiến sĩ còn kỷ niệm tôi chiếc mũ sắt và chiếc áo trấn thủ. Ra đến Hà Nội, khi gặp bố, tôi vẫn đội chiếc mũ sắt che kín mặt và mặc chiếc áo trấn thủ dài đến đầu gối.

Sau đó, tôi ở lại Thủ đô, được bố cho đi học trở lại. Cuộc sống chỉ có những người đàn ông với nhau nên thiếu vắng sự ân cần, ấm áp mà những đứa con, đứa em thường nhận được từ người mẹ, người chị.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Gia đình nghệ sỹ ưu tú Trung Anh

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Mỗi năm tôi thường cố gắng về thăm quê ít nhất hai lần. Đó là vào rằm tháng giêng và vào ngày giỗ chung của mẹ, chị và dì. Những lần đó thường thì cả nhà cùng về.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Tôi lập gia đình muộn, (năm 36 tuổi) nên đứa lớn giờ mới học đại học năm thứ hai, đứa bé học lớp 10. Thi thoảng tôi có kể với con chuyện ngày xưa của bố, nhưng quan trọng hơn là ngay từ khi các cháu còn bé, tôi đã có gắng để đưa con về thăm quê thường xuyên, dạy dỗ chúng luôn hướng về, nơi “chôn rau cắt rốn”.

Về quê, tôi rất thích ăn hến sông La, đặc sản đó tôi không bao giờ quên được. Hến được đãi ở làng Bến Hến bên bờ sông La, chỉ cách nhà tôi một con đê. Mùi vị của nó rất đặc biệt, rất ngon, không bị lẫn với một vùng miền nào khác.

Khi nhớ quê, tôi thường nghe bài “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” - một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Câu hát “Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh...” đã ăn sâu vào tiềm thức tôi từ những ngày còn bé. Trưởng thành, mỗi lần nghe bài hát này, tôi có cảm nhận khác nhau, nhưng nó đều gợi lên nỗi nhớ quê da diết.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Thực ra cũng khó để nói rằng, tôi đến với nghệ thuật là một cơ duyên. Thời đó, cuộc sống khá khó khăn, vì muốn thoát ly gia đình sớm để không bị phụ thuộc nên tôi đã thi thử vào Nhà hát Kịch Việt Nam, với suy nghĩ là tìm một nghề để học. Tuy nhiên, khi đỗ rồi, được học, được trải nghiệm với nghề diễn thì tôi lại trở nên yêu thích và đam mê với công việc này.

Nhiều người cứ nghĩ lao động nghệ thuật là sướng, nhưng sự thực không sướng chút nào. Ví như có lần cả đoàn làm phim mấy chục người đi quay trong rừng, trời thì mưa, xung quanh thì đầy vắt, muỗi... thế nhưng, chúng tôi phải quay liên tục trong 24 tiếng để bảo vệ bối cảnh. Lúc quay xong, anh chị em ai cũng mệt, nhưng chính vì cùng nhau trải qua những khó khăn như thế mà tình yêu nghề lại càng sâu sắc hơn.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Theo tôi, làm nghệ thuật trước tiên phải có một chút năng khiếu. Tuy nhiên, năng khiếu chỉ giúp người diễn viên lúc ban đầu thôi, còn quan trọng nhất là quá trình lao động. Hãy lao động một cách nghiêm túc, cật lực và chuyên nghiệp nhất có thể, điều này không chỉ đúng với nghề diễn mà còn đúng với mọi ngành nghề khác.

Với một diễn viên, thành công hay không là do khán giả quyết định. Nhiệm vụ của mình là làm việc hết sức, còn thành quả làm ra được công nhận đến đâu là thuộc về khán giả.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Rất tiếc là chưa. Thực sự tôi cũng rất muốn được làm một bộ phim về Hà Tĩnh, cũng đã suy nghĩ nhiều về điều này. Nhưng phải nhìn nhận, để làm một bộ phim, kinh phí đầu tư không hề nhỏ và còn rất nhiều những khó khăn khác. Sau này nếu như Hà Tĩnh đầu tư sản xuất một bộ phim nào đó và tôi được mời tham gia thì đó thực sự là điều rất vui.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử
“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Khi Hãng phim Truyền hình gửi cho tôi kịch bản “Người phán xử”, bản thân tôi cũng bất ngờ vì không hiểu sao họ lại mời mình vào một vai “ngược” thế này. Nhưng đọc xong kịch bản thì tôi tâm đắc và cực kỳ thích vì vai quá hay. Tôi nghĩ hãng phim phải cực kỳ tin tưởng mới giao cho tôi vai diễn này. Cái khó khi thể hiện nhân vật Lương Bổng không nằm trong một phân cảnh cụ thể nào cả, mà xuyên suốt cả quá trình để khắc họa một tay giang hồ mặc dù ngang tàng, sẵn sàng nổ súng bất cứ lúc nào nhưng vẫn làm cho khán giả thích, yêu quý bởi sự chính trực, luôn tôn trọng chữ tín, chữ trung.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Tất cả vai diễn tôi đều tiếc. Kể cả những vai mà nhiều người đánh giá là thành công rồi thì khi xem lại vẫn cảm thấy mình có thể làm được tốt hơn nữa nếu có thể diễn lại. Trước mắt, năm 2019, tôi có tham gia bộ phim điện ảnh hợp tác với nước ngoài có tên “Những nẻo đường của cha” đóng vai một người bố trong hành trình trở về quê để đón con gái 10 tuổi lên thành phố sinh sống.

“Chát” với Lương Bổng - Người phán xử

Ảnh: internet

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.
Người Hà Tĩnh trên quê hương Bình Thuận

Người Hà Tĩnh trên quê hương Bình Thuận

Trải qua 30 năm thành lập (1994-2024) dù ở đâu, làm việc gì, ở cương vị nào, những người con của Hà Tĩnh tại Bình Thuận cũng luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Nhà vô địch thế vận hội Lê Văn Công: “Tôi muốn tự làm đẹp cuộc đời mình”

Nhà vô địch thế vận hội Lê Văn Công: “Tôi muốn tự làm đẹp cuộc đời mình”

Khép lại một năm thi đấu thành công, đô cử Lê Văn Công giữ vững vị thế thống trị ở hạng cân 49 kg xuyên suốt 7 kỳ ASEAN Para Games liên tiếp từ năm 2007 đến nay. Trong niềm vui đón xuân mới, người đàn ông được mệnh danh là “lực sĩ thép” đặt ra những mục tiêu tiếp tục được khẳng định mình và cống hiến cho quê hương, đất nước.
Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Trong những ngày mùa đông phương Nam nắng mưa khoan nhặt, chúng tôi đã có dịp gặp hai “cánh chim bằng” người Hà Tĩnh, là thủ lĩnh những ngôi trường bách khoa ở 2 đầu đất nước. Đó là GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội và PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Tết Việt trong lòng người Hà Tĩnh xa quê

Tết Việt trong lòng người Hà Tĩnh xa quê

Tết cổ truyền luôn là dịp lễ trọng đại và thiêng liêng để những người Việt sống, lao động, học tập trên khắp thế giới nói chung và những người con Hà Tĩnh xa quê nói riêng hướng lòng mình về quê cha đất tổ.