Chery đang chuyển hướng tiếp cận tại thị trường xe Việt?

Tập đoàn Chery dường như sẽ sử dụng xe hybrid làm nhân tố chính trong chiến lược chinh phục Việt Nam. Sau Jaecoo J7 PHEV rất có thể sẽ là mẫu xe kỷ lục mới ra mắt tại Trung Quốc.

Sau nhiều tháng nghiên cứu thị trường, Chery - tập đoàn xuất khẩu ôtô hàng đầu Trung Quốc - bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam. Sau MG, Wuling và BYD, khách hàng Việt nhiều khả năng sẽ đón thêm 2 thương hiệu ôtô mới đến từ tập đoàn này, bao gồm Omoda và Jaecoo.

Thay đổi cách tiếp cận?

Trong số các sản phẩm tiềm năng mà Chery có thể giới thiệu đến khách hàng Việt Nam, tập đoàn ôtô Trung Quốc từng bật mí về mẫu xe điện Omoda E5, vốn được biết đến như là phiên bản thuần điện của SUV cỡ B Omoda C5 từng được đưa về Hà Nội hồi đầu năm ngoái và đang có mặt tại một số thị trường Đông Nam Á.

Omoda E5 sẽ là một trong những mẫu xe đầu tiên của tập đoàn Chery tại Việt Nam.
Omoda E5 sẽ là một trong những mẫu xe đầu tiên của tập đoàn Chery tại Việt Nam.

Omoda E5 có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 4.424 x 1.830 x 1.588 mm cùng chiều dài cơ sở 2.630 mm. Động cơ điện trên Omoda E5 tại Indonesia mạnh 201 mã lực, cung cấp 340 Nm mô-men xoắn. Khi kết hợp với bộ pin dung lượng 61,06 kWh, xe có thể đạt đến phạm vi hoạt động tối đa 430 km sau mỗi lần sạc đầy.

Tuy "khoe" xe điện, nhưng có cảm giác hãng xe Trung Quốc không có ý định đẩy mạnh sản phẩm này tại Việt Nam, mà vẫn sẽ tập trung vào các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong, trong đó tâm điểm sẽ là những mẫu xe Hybrid cắm sạc.

Sự hiện diện đã được xác nhận của Jaecoo J7 PHEV khiến không ít người cho rằng Chery sẽ chọn dòng xe hybrid làm chủ lực tại Việt Nam, thay vì tập trung vào nhóm ôtô điện như đối thủ đồng hương BYD.

Theo nguồn tin riêng, nhiều khả năng Chery sẽ đưa về Việt Nam chiếc Fulwin T10 - mẫu SUV plug-in hybrid (PHEV) vừa lập kỷ lục Guinness thế giới về quãng đường di chuyển tối đa.

Fulwin T10 lập kỷ lục Guinness về phạm vi hoạt động tối đa mà một mẫu xe có thể đạt được. Ảnh: Chery.
Fulwin T10 lập kỷ lục Guinness về phạm vi hoạt động tối đa mà một mẫu xe có thể đạt được. Ảnh: Chery.

Trước mắt, Jaecoo J7 sẽ là cái tên chiến lược của Chery tại Việt Nam, có thể ra mắt trong tháng 8 tới. J7 sở hữu kích thước dài x rộng x cao lần lượt 4.500 x 1.865 x 1.680 mm cùng chiều dài cơ sở ở mức 2.672 mm.

Biến thể PHEV của Jaecoo J7 được trang bị động cơ xăng TGDi dung tích 1.5L kết hợp cùng một motor điện trên trục trước, cho tổng công suất đầu ra tối đa 347 mã lực cùng mô-men xoắn cực đại 525 Nm.

Biến thể PHEV của Jaecoo J7 được cho là có khả năng di chuyển kết hợp xăng-điện trên quãng đường tối đa 1.200 km.

Như vậy, tập đoàn Chery nhiều khả năng sẽ sử dụng các mẫu PHEV vốn có lợi thế về phạm vi hoạt động đế “chinh phục” khách hàng Việt Nam. Hiện, phân khúc xe thuần điện trong nước đang có sẵn sự hiện diện của VinFast, đồng thời một đối thủ tương đối mạnh khác là BYD cũng vừa đặt chân vào.

Biến thể PHEV của Jaecoo J7 nhiều khả năng sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Chery tại Việt Nam.
Biến thể PHEV của Jaecoo J7 nhiều khả năng sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Chery tại Việt Nam.

Trong khi đó, phân khúc SUV cỡ B mà Jaecoo J7 PHEV dự kiến bắt đầu “chinh chiến” từ tháng sau chỉ có Toyota Corolla Cross và Toyota Yaris Cross sở hữu biến thể hybrid, bên cạnh mẫu xe điện chạy xăng Nissan Kicks. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Nissan Kicks đang tỏ ra hụt hơi và không loại trừ khả năng, hãng xe Nhật Bản sẽ sớm dừng kinh doanh mẫu SUV cỡ B này tại thị trườngViệt Nam

Sự thay đổi trong cách tiếp cận này có thể sẽ giúp tập đoàn ôtô Trung Quốc dễ dàng đến gần hơn với khách hàng Việt Nam, ít nhất là giúp Chery tránh được những đối thủ mạnh để tập trung vào mục tiêu trước mắt. Tất nhiên mức giá bán sẽ là thứ người dùng quan tâm, khi những chiếc PHEV mang nhiều công nghệ đều có mức giá trung bình cao hơn đáng kể so với xe động cơ đốt trong truyền thống.

Ở thời điểm hiện tại, phân khúc xe hybrid tại Việt Nam vẫn chưa thực sự bùng nổ nhưng khách hàng trong nước nhìn chung đã khá quen thuộc với sự hiện diện của các dòng xe lai xăng-điện như Suzuki Ertiga Hybrid, Toyota Innova Cross HEV, Honda CR-V e:HEV RS hay Toyota Corolla Cross 1.8HEV, Toyota Yaris Cross HEV và Hyundai Santa Fe Hybrid.

Tham vọng của Chery

Tại Việt Nam, Chery đã sớm bắt tay cùng Geleximco để phân phối xe và dự kiến sớm mở nhà máy lắp ráp trong tương lai. Tập đoàn Chery cũng đặt mục tiêu sớm đưa Omoda và Jaecoo lọt vào top 5 hãng xe hàng đầu Việt Nam trong giai đoạn 2024-2028.

Trước khi xâm nhập thị trường ôtô Việt Nam, Chery đã là một “ông lớn” quen mặt của ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc khi có 22 năm liên tiếp dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu ôtô tại đất nước tỷ dân.

Năm ngoái, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu ôtô nhiều nhất thế giới. Báo cáo cho biết có tổng cộng hơn 5,22 triệu ôtô đã rời cảng Trung Quốc trong năm vừa rồi, bao gồm 922.830 xe do tập đoàn Chery sản xuất, tương đương tỷ trọng đóng góp ở mức xấp xỉ 17%.

Những diễn biến gần đây cho thấy Chery đang muốn chuyển mình thành một tập đoàn công nghệ, thay vì tập trung hoàn toàn nguồn lực cho mảng sản xuất ôtô. Được biết, Chery đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 14,25 tỷ USD trong 5 năm tiếp theo để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực bao gồm điện hóa và tính năng cabin thông minh.

Yaoguang 2025 là một phần quan trọng trong nỗ lực chuyển mình thành tập đoàn công nghệ của Chery trong tương lai. Ảnh: Chery.
Yaoguang 2025 là một phần quan trọng trong nỗ lực chuyển mình thành tập đoàn công nghệ của Chery trong tương lai. Ảnh: Chery.

Chery cũng tung ra chiến lược “Yaoguang 2025” bao gồm 4 lĩnh vực cốt lõi là Kiến trúc sao Hỏa, Năng lượng Kunpeng, Công nghệ Lion và Hệ sinh thái thiên hà. Dựa trên cơ sở này, Chery sẽ xây dựng 13 hệ thống công nghệ cốt lõi bao gồm nền tảng phương tiện, hệ thống lái xe thông minh và điện hóa.

Thậm chí, Chery còn “lấn sân” sang lĩnh vực đóng tàu và sản xuất máy bay tự động, với sản phẩm máy bay không người lái từng được giới thiệu tại triển lãm ôtô Bắc Kinh 2024.

Gần đây, ông Yin Tongyao - Chủ tịch Chery - cũng đã xác nhận rằng Jaguar Land Rover sẽ dùng nền tảng khung gầm do Chery thiết kế. Cụ thể, các mẫu xe PHEV và ôtô thuần điện của Jaguar Land Rover sẽ dùng nền tảng khung gầm M3X và E0X dạng mô-đun mà Chery đang dùng cho các mẫu Exlantix ET, Exlantix ES, Luxeed 7, Luxeed R7, Exeed RX, Chery Tiggo 9.

Sau nửa đầu năm 2024, tập đoàn Chery ghi nhận doanh số hơn 1,1 triệu ôtô bán ra trên toàn cầu, tương đương mức tăng trưởng hơn 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là chu kỳ nửa năm tốt nhất của Chery về doanh số khi tập đoàn ôtô Trung Quốc có lần đầu tiên bán trên 1 triệu xe trong một kỳ báo cáo 6 tháng.

Tính riêng tại Trung Quốc, Chery là hãng xe bán tốt thứ ba toàn thị trường, xếp sau BYD, Volkswagen và đứng Geely, Toyota, Honda và Tesla về lượng tiêu thụ. Sau nửa đầu năm 2024, khách hàng Trung Quốc đã mua gần 1,06 triệu ôtô Chery, theo số liệu do Car News China cung cấp.

Các tập đoàn ôtô Trung Quốc rõ ràng đang nhắm tới Việt Nam như một thị trường mang tính chiến lược, sau những khó khăn phải đối mặt tại châu Âu hay Mỹ. Chery, BYD, GAC và sắp tới sẽ là Geely tiếp cận thị trường xe Việt, tất cả đều là những ông lớn tại Trung Quốc.

Khách hàng Việt sẽ có thêm nhiều lựa chọn, các thương hiệu Hàn Quốc và Nhật Bản chắc chắn sẽ có động thái giữ chân khách hàng, tất nhiên cuộc chơi với các thương hiệu Trung Quốc tại Việt Nam cũng không chỉ có màu hồng.

znews.vn

Đọc thêm

Toyota Corolla Cross H2 Concept chạy bằng hydro ra mắt

Toyota Corolla Cross H2 Concept chạy bằng hydro ra mắt

Tại triển lãm ô tô quốc tế Philippines 2024, Toyota Motor Philippines đã chính thức giới thiệu mẫu Corolla Cross H2 Concept. Trong khi các mẫu xe thương mại của Toyota tại Philippines sử dụng pin để tạo thành hệ truyền động hybrid, Corolla Cross H2 Concept chạy bằng nhiên liệu hydro.
Mỹ mở lối cho "taxi bay"

Mỹ mở lối cho "taxi bay"

Lần đầu tiên kể từ khi trực thăng xuất hiện trên thị trường vào thập niên 1940, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) giới thiệu một loại máy bay dân dụng mới có tên gọi 'powered-lift'.
Nhiều người Trung Quốc bất ngờ với đoàn xe VinFast chinh phục Tây Tạng

Nhiều người Trung Quốc bất ngờ với đoàn xe VinFast chinh phục Tây Tạng

4 chiếc VinFast VF 8 vẫn bền bỉ và hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết xuống -5 độ và trên độ cao hơn 5.200m khi chinh phục Trại căn cứ Everest (Everest Base Camp). Các thành viên trong đoàn chia sẻ tự hào khi có nhiều người Trung Quốc tỏ ra bất ngờ với sự xuất hiện của đoàn xe điện Việt tại nơi đặc biệt khó khăn này.
VinFast mở ra kỷ nguyên di chuyển thông minh cho người Việt bằng dải sản phẩm ôtô điện hiện đại

VinFast mở ra kỷ nguyên di chuyển thông minh cho người Việt bằng dải sản phẩm ôtô điện hiện đại

Những mẫu ôtô điện ngày càng thông minh của VinFast không chỉ mang tới sự an tâm, tiện lợi tối đa cho người dùng mà còn giúp tạo ra chuẩn mực mới cho thị trường ôtô. Đó cũng là một trong những lí do giúp VinFast trở thành hãng xe số 1 thị trường chỉ sau 2 năm tập trung sản xuất xe điện.
Xe điện đã phổ biến tới đâu?

Xe điện đã phổ biến tới đâu?

Những yếu tố quen thuộc vẫn có tác động lớn đến quyết định mua ôtô điện của khách hàng, trong đó nhiều người tin rằng sở hữu xe điện sẽ dễ "hẹn hò" hơn.
Land Cruiser Prado 2024 hoàn toàn mới về Việt Nam

Land Cruiser Prado 2024 hoàn toàn mới về Việt Nam

Toyota Land Cruiser Prado 2024 hứa hẹn thu hút được sự quan tâm của khách Việt với những nâng cấp mới nhưng mức giá mà người dùng phải bỏ ra cũng tăng đáng kể so với trước.
Honda ra mắt thêm 2 xe máy điện

Honda ra mắt thêm 2 xe máy điện

Các mẫu xe máy điện CUV e: và ICON e: là sản phẩm thứ 10 và 11 trong tổng cộng 30 xe máy điện mà Honda nhắm đến ra mắt toàn cầu trước năm 2030.