‘Chí Phèo ngoại truyện’: ‘Bình rượu cũ’ được làm mới

Lấy cảm hứng từ truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, “Chí Phèo ngoại truyện” là bộ phim hành động hài với nhiều tình tiết kịch tính.

Bộ phim ra rạp có nhiều nét tương đồng với tác phẩm gốc nhưng được thêm thắt nhiều chi tiết sáng tạo, đem đến nét mới lạ. Để thuyết phục khán giả ra rạp, yếu tố đầu tiên phải kể đến là kỹ năng diễn xuất của dàn diễn viên từ chính đến phụ.

Thủ vai chính là cặp Thu Trang - Tiến Luật. Sự ăn ý ngoài đời đã giúp họ hóa thân khá ngọt thành 2 đồng nghiệp trên phim. Theo chân 2 nhân vật Na và Chí, khán giả được dẫn dắt vào một hành trình không mấy suôn sẻ, thậm chí đầy những tranh cãi hay xô xát. Nhưng ngoài lề của sự khắc khẩu, chính khả năng phán đoán “như thần” của Na và cơ bắp của Chí đã đem đến sự kết hợp ngẫu hứng nhưng vẫn đầy lôi cuốn.

 pheo ngoai truyen ruou cu duoc lam moi

Dàn nhân vật phụ cũng tạo nên điểm nhấn đặc biệt.

Bên cạnh đó, dàn diễn viên phụ cũng để lại nhiều ấn tượng với khán giả dù xuất hiện khá hiếm hoi. Nhan Phúc Vinh thành công khi lột tả một “anh trùm” với bề ngoài lịch lãm nhưng bên trong luôn ẩn giấu một “con sói dữ” có thể sát hại bất kỳ ai. Tương tự, Kiều Minh Tuấn khiến người xem không khỏi rùng mình và liên tưởng đến nhân vật Joker - kẻ ác kinh điển của điện ảnh thế giới.

Tất nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng ở cuối phim, cảnh nhân vật Sáu Bảnh trò chuyện cùng Chí Phèo đã khiến người xem thực sự bị ám ảnh. Đây cũng là một trong những cảnh quay được đánh giá cao nhất trong tác phẩm.

 pheo ngoai truyen ruou cu duoc lam moi

Chí Phèo lạ lẫm nhưng vẫn đầy cá tính như nguyên bản.

Điểm cộng tiếp theo của Chí Phèo Ngoại Truyện chính là sự thành công trong xây dựng, khai thác các tình tiết hài hước xen kẽ hành động. Yếu tố hài được bảo chứng từ những cây hài gạo cội như Thu Trang, Tiến Luật, Kiều Minh Tuấn, Phở Đặc Biệt, Xuân Tiến.

Yếu tố hành động vốn là một trong những điểm đáng lo lắng của điện ảnh Việt. “Chí Phèo ngoại truyện” đã thành công thoát khỏi cái dớp này. Từ những pha đối đầu trực tiếp đến những cảnh săn đuổi kịch tính, tất cả đều được thực hiện khá mượt, bắt mắt.

Điểm nhấn tiếp theo chính là nhạc phim với sự đầu tư kỹ lưỡng của nhà sản xuất. Sự đối lập giữa 2 ca khúc “Mặt sẹo” (Wowy) và “Sau một bờ vai” (Thu Minh) trở thành một cách khắc họa thú vị về câu chuyện được kể.

Tuy vậy, nội dung phim vẫn còn một số điểm chưa thuyết phục. Điều đáng tiếc nhất là tuyến vai của Nam Thư (bà Kiều) và Jolie Phương Trinh bị lược ngắn một cách khá khó hiểu. Nếu câu chuyện về 2 cô gái này được kể thêm thì bộ phim sẽ đầy đặn và trọn vẹn hơn.

Tương tự với vai Tí Đô Rê Mon (Phở Đặc Biệt) bị thiếu tương tác với Sáu Bảnh (Kiều Minh Tuấn đóng). Có lẽ đạo diễn Danny Đỗ muốn khán giả tập trung nhiều hơn vào câu chuyện của Na (Thu Trang) và Chí (Tiến Luật).

Nhưng với những gì đang có thì “Chí Phèo ngoại truyện” vẫn là một bộ phim được thực hiện tử tế, chỉn chu. Sau khi bài hát chủ đề kết thúc, khán giả đừng vội ra về bởi vẫn còn một đoạn phim ngắn với nhiều bất ngờ về cái kết của Thiên Bá… Phim được công chiếu trên toàn quốc kể từ ngày 15/9.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.