Chiến sự bùng phát ở Donbass: Kiev đã gài bẫy châu Âu?

Hãng thông tấn Nga vừa dẫn nguồn tin mật cho biết, chính quyền Kiev đã chuẩn bị trước kế hoạch làm gia tăng tình hình căng thẳng ở Donbass.

Nghị sĩ Đức: Ukraine chủ động chọn thời điểm nhạy cảm

Kiev đã lên trước kế hoạch làm cho tình hình Donbass trở nên xấu đi, điều đó không phải là trùng hợp ngẫu nhiên với cuộc họp của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Thủ tướng Đức Angela Merkel - nguồn tin quân sự-ngoại giao tại Moscow nói với Sputnik.

Theo lời người đối thoại với hãng thông tấn, phân tích tình hình xung quanh điểm dân cư Avdeevka vào cuối tháng 1 cho phép đưa đến kết luận rằng, tình hình đột nhiên nghiêm trọng là những biện pháp đã được giới lãnh đạo Ukraine suy tính chuẩn bị trước.

Nguồn tin cho rằng, không phải ngẫu nhiên tình hình đột nhiên trở nên tồi tệ trùng hợp với những sự kiện cấp cao đã được lên kế hoạch bởi phía Ukraine vào hai ngày 30 và 31/1 (các cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Raimundas Karoblisom, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Anders Samuelsenom).

Bằng cách đó, Kiev đang cố gắng đưa luận điểm thỏa thuận Minsk 2 bị phá vỡ trở thành vấn đề cấp bách, quy trách nhiệm cho Liên bang Nga đã làm gia tăng căng thẳng tình hình ở phía đông của Ukraine, và đặc biệt là "thảm họa nhân đạo" ở Avdeevka" - nguồn tin nói với cơ quan thông tấn.

Không chỉ những nguồn tin của Nga mà ngay cả Nghị sỹ Quốc hội Đức (Bundestag) cũng cho rằng, rõ ràng là có sự liên hệ giữa tình hình chiến sự đột nhiên căng thẳng ở Donbass với việc Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tới Berlin.

Nghị sỹ Bundestag của Đảng cánh tả Andrej Hunko nhận định, trước hết, Tổng thống Ukraine Poroshenko đến Berlin. Tiếp sau sự kiện này cuộc xung đột ở Donbass trở nên trầm trọng - hàng chục người thiệt mạng của cả hai phía - đó là tín hiệu của Poroshenko gửi tới Thủ tướng Merkel.

chien su bung phat o donbass kiev da gai bay chau au

Chiến sự hiện đang bùng phát ở khu vực Donetsk của Ukraine

"Lúc đầu, tôi chưa đoán được nội dung nào sẽ được thảo luận tại cuộc họp của Poroshenko với bà Merkel, nhưng sau đó đọc các báo cáo về tình tiết nghiêm trọng của tình hình ở phía đông Ukraine, tôi đã chú ý đến liên kết gần gũi của hai sự kiện về mặt thời gian" - ông Hunko nói.

Hunko cho rằng, Poroshenko sẽ nói đến vấn đề chủ yếu là việc duy trì biện pháp trừng phạt chống Nga và đảm bảo cung cấp hỗ trợ cho Kiev từ phía Đức, đặc biệt vào thời điểm tạm thời chưa rõ trong tương lai chính sách của Mỹ đối với cuộc xung đột ở Donbass sẽ chuyển biến ra sao.

Vị chính khách Đức nhận định, điều này dẫn đến nghi vấn rằng chính quyền Kiev mong muốn leo thang căng thẳng để thăm dò thái độ của Mỹ, đặc biệt là đối với châu Âu, mà nòng cốt là Đức và Pháp - 2 nước nằm trong Bộ tứ Normandy - cơ cấu chủ yếu giải quyết vấn đề hòa bình ở Ukraine, về việc thỏa thuận Minsk bị phá vỡ và tiếp tục trừng phạt Nga.

Chính quyền Kiev mong muốn, trong tình huống xấu nhất là Tổng thống Mỹ Donald Trump dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga, Liên minh châu Âu sẽ một mình duy trì chính sách chống Nga, tiếp tục áp đặt và mở rộng các lệnh trừng phạt và tất nhiên là vẫn tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Báo Mỹ ủng hộ Nga: Kiev là bên chủ động gây chiến

Nguyên thủ quốc gia Nga Vladimir Putin mới đây đã đưa ra nhận định rằng, việc chính quyền Kiev đưa ra hành động khiêu khích bằng cách tấn công vào lực lượng dân quân Donbass là vì họ không cam chịu trước viễn cảnh Mỹ và châu Âu dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga.

Ngoài ra, ông Putin còn cho biết một lí do khiến tình hình nội chiến Ukraine ngày càng tồi tệ tại Donbass là do sự chủ động khiêu khích của phía Ukraine, vì Kiev cần tiền từ nước ngoài.

"Lý do đầu tiên nằm trong thực tế rằng các nhà lãnh đạo Ukraine ngày nay cần tiền, tốt nhất là tiền của EU, của một số nước ở châu Âu, của Mỹ và các tổ chức tài chính quốc tế, bằng cách chứng tỏ rằng mình là nạn nhân của sự xâm lăng của Nga" - ông Putin nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, chính phủ Ukraine hiện nay vẫn chưa sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận Minsk và đang tìm kiếm lý do để phá bỏ các thỏa thuận đó bằng mọi cách. Và điều này không có gì tốt hơn là khơi lên các cuộc xung đột ở Donbass.

Ông Putin bày tỏ hy vọng rằng, các lực lượng sáng suốt ở Ukraine và những người quan tâm giải quyết vấn đề bằng phương tiện chính trị, sẽ không cho phép tình hình ở đông nam Ukraine phát triển theo kịch bản xấu nhất, mà sẽ tập trung vào việc thực hiện các thỏa thuận Minsk.

Thật đáng ngạc nhiên là bên cạnh những chỉ trích hằn học từ báo giới phương Tây, chính một số tờ báo Mỹ như tạp chí National Interest hay tạp chí Foreign Policy đồng tình với nhận định của Nga, cáo buộc chính quyền Kiev mới là bên chủ động khiêu khích xung đột ở Donbass.

Chính nhà chức trách Ukraine là thủ phạm chính kích động xung đột mặc dù họ cáo buộc lực lượng ly khai Donbass và Nga gây căng thẳng tình hình ở miền Đông Ukraine. Bài báo đăng trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ (FP) ngày 6/2 đã chỉ rõ điều này.

chien su bung phat o donbass kiev da gai bay chau au

Nhiều ý kiến cho rằng, Ukraine đã chủ động gây chiến để phá vỡ Thỏa thuận Minsk

ài viết cho biết, sau lần cuối cùng từ chối rút lực lượng ra xa đường phân giới vào mùa thu năm ngoái, Ukraine ngày càng thường xuyên tiến hành các cuộc xâm nhập vào "vùng xám" - khu vực dọc ranh giới không thuộc về bên nào, đồng thời tiến hành các hoạt động phá hoại hậu phương của lực lượng ly khai.

Do đó, mới đây lực lượng ly khai của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) cũng đã bắt đầu đánh chiếm khu vực thuộc “vùng đệm” mà 2 bên phải rút vũ khí và lực lượng ra nên không thuộc về ai. Kết quả là "vùng xám" trở thành thùng thuốc nổ" - tạp chí Mỹ viết.

Bên cạnh đó, phản ứng không rõ ràng của tân chính phủ Mỹ về căng thẳng ở phía đông Ukraine, thậm chí là còn hòa dịu hơn với Nga, cùng với thái độ thờ ơ lãnh đạm của Liên minh châu Âu đối với Ukraine làm cho tình hình càng không dứt khoát đối với cả hai bên xung đột.

FP nhận xét, tuy nhiên, thái độ của xã hội và các tầng lớp chính trị Ukraine rất cương quyết không nhượng bộ lực lượng ly khai về vấn đề độc lập của Donbass, điều này có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Thỏa thuận Minsk 2, trao quyền tự trị cho Donbass.

"Mặc dù các cuộc thăm dò cho thấy xung đột quân sự ở Donbass vẫn là vấn đề quan trọng nhất đối với người Ukraine, nhưng chỉ 9,2 % người dân đánh giá tích cực các hiệp định Minsk, trong xã hội ít ai mong muốn đề cập tới thỏa hiệp" - tác giả bài báo cho biết.

Các chuyên gia nhận định, nếu chính quyền Hoa Kỳ của ông Donald Trump vẫn quyết định từ bỏ biện pháp trừng phạt chống Nga, bất chấp tình hình leo thang quân sự ở Donbass, thì rất có thể là sau đó cả Liên minh châu Âu sẽ tiếp nối hành động của Mỹ.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Bước chân người lính tràn đầy niềm tin

Bước chân người lính tràn đầy niềm tin

Với chất lượng tuyển chọn cao, những thanh niên Hà Tĩnh đang thực hiện khát vọng và trách nhiệm với quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ, làm tròn trách nhiệm của công dân với Tổ quốc.
Tiếp bước cha anh, hát vang khúc quân hành…

Tiếp bước cha anh, hát vang khúc quân hành…

Tiếp bước cha anh, 1.568 người con ưu tú trên quê hương Hà Tĩnh đã nô nức lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Hành trang của những người lính trẻ mang theo là hình bóng quê hương thân yêu, những lời hứa danh dự với người ở lại, dòng máu cách mạng luôn sục sôi, sức trẻ đầy khát khao cống hiến và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng…
Tổ quốc gọi thanh niên sẵn sàng

Tổ quốc gọi thanh niên sẵn sàng

Trong không khí trang trọng, các tân binh Hà Tĩnh bịn rịn chia tay gia đình, người thân, nhưng ánh mắt rạng ngời quyết tâm. Những cái ôm chặt, những lời dặn dò đầy yêu thương tiếp thêm động lực để họ vững bước lên đường, sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc.
Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ

Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ

Nghị định số 16/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.
Thanh niên Hà Tĩnh háo hức chờ ngày lên đường tòng quân

Thanh niên Hà Tĩnh háo hức chờ ngày lên đường tòng quân

Ngày 14/2 tới, 1.300 công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự ở 12 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh sẽ lên đường làm nhiệm vụ. Qua nắm bắt, hầu hết công dân trúng tuyển đã cơ bản thu xếp xong việc riêng, háo hức chờ ngày lên đường trong tâm thế sẵn sàng.
Biên cương bình yên

Biên cương bình yên

Dưới sự bảo vệ của những người lính quân hàm xanh, biên cương Hà Tĩnh đón xuân Ất Tỵ 2025 trong đầm ấm, yên bình. Năm mới, khí thế mới, quân và dân vùng “phên dậu” tiếp tục đoàn kết, chung sức phát triển, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Những người lính đón Tết giữa trùng khơi

Những người lính đón Tết giữa trùng khơi

Dù đón Tết giữa trùng khơi, song những người lính Hải đội 102 (đóng tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn hạnh phúc, tự hào, sát cánh cùng nhau bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Tết của lính cảnh sát biển ở Hà Tĩnh

Tết của lính cảnh sát biển ở Hà Tĩnh

Tết nơi đầu sóng của các cán bộ, chiến sỹ Hải đội 102 - Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 (đóng tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dù có phần đơn sơ, giản dị nhưng lại tràn ngập niềm tự hào, chan chứa tình đồng đội, tình quân dân.