Chiến tranh hạt nhân: Tất cả đều thảm bại

Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ không có bên nào giành chiến thắng cuối cùng mà tất cả các bên tham chiến đều thất bại.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ trở thành liên bang có lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới, đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân của họ.

Hoa Kỳ được cho là sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới và là quốc gia duy nhất đã sử dụng nó trên chiến trường hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945.

Chiến tranh hạt nhân: Tất cả đều thảm bại

Vũ khí hạt nhân đe dọa hủy diệt thế giới

Theo một số nguồn tin sự quân sự, ngành công nghiệp–quốc phòng của Hoa Kỳ kể từ năm 1945 đã tạo ra hơn 66000 đầu đạn hạt nhân.

Đến năm 1991, việc nghiên cứu và tạo ra các đầu đạn mới đã tạm dừng. Tuy nhiên chương trình vũ khí này dường như đã được phục hồi bất chấp các thỏa thuận quốc tế.

Trong thời gian Liên Xô còn tồn tại, an ninh toàn cầu đã được bảo đảm bởi cái gọi là học thuyết “chế ngự hạt nhân”.

Hai siêu cường này làm cho thế giới cân bằng hơn. Liên Xô cho rằng, Mỹ không dám xâm lược Nga, bởi vì họ sợ kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô khiến khái niệm “cân bằng quân sự” biến mất và Hoa Kỳ bắt đầu xây dựng thế giới đơn cực của họ.

Mục tiêu mới của Hoa Kỳ là xây dựng chiến lược bao vây, kìm hãm Liên bang Nga đã bị suy yếu và Trung Quốc bằng hàng rào hệ thống phòng thủ tên lửa và các căn cứ quân sự.

Hoa Kỳ muốn bảo đảm rằng, Nga và Trung Quốc không thể tấn công họ và thậm chí họ cũng không thể trả đũa nếu Mỹ tấn công trước.

Hoa Kỳ đã tập trung xây dựng chiến lược của mình bảo đảm có khả năng tấn công nhanh chóng các mục tiêu trên lãnh thổ Nga và Trung Quốc cũng như chống lại tất cả các cuộc tấn công từ các nước này.

Tuy nhiên, chiến lược này của Mỹ dường như đã thất bại. Các nhà khoa học Mỹ khẳng định rằng, cho dù Hoa Kỳ thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân thành công nhưng họ cũng sẽ "thất bại".

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Michigan đã kết luận rằng, chiến tranh hạt nhân xảy ra tất cả các bên đều thất bại.

Họ giải thích rằng, nếu quân đội Mỹ tấn công vào kẻ thù với khoảng 1000 vũ khí hạt nhân, khả năng Mỹ giành chiến thắng rất cao.

Cuộc tấn công này sẽ khiến hàng trăm triệu người dân bị Mỹ tấn công phải chết. Nhưng hệ quả của nó sẽ khiến người Mỹ gánh chịu.

Hành tinh bắt đầu cháy với diện tích khổng lồ, khói từ các vụ nổ và bụi phóng xạ trong nhiều năm vẫn ở tầng bình lưu của Trái Đất, che phủ ánh sáng mặt trời chiếu lên bề mặt Trái Đất.

Khi đó nhiệt độ trên hành tinh này sẽ giảm đáng kể, mức độ kết đọng các chất phóng xạ sẽ phá hủy nền nông nghiệp trên tất cả các lục địa và dẫn đến nạn đói lớn.

Trong khí quyển sẽ tồn tại một lượng lớn các chất độc hại. Tầng ôzôn sẽ bị phá hủy và bề mặt Trái Đất sẽ được chiếu xạ với bức xạ vũ trụ nguy hiểm. Hệ sinh thái trên đại dương dần dần bị phát hủy và loài người đứng trước nguy cơ bị hủy diệt.

Vì vậy ngay cả khi Mỹ giành chiến thắng các đối thủ trong cuộc chiến hạt nhân toàn cầu, người Mỹ cũng sẽ “thất bại” vì hậu quả của “mùa đông hạt nhân”.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.