Chính phủ yêu cầu nghiên cứu việc chi 3.500 tỷ đồng hỗ trợ học sinh mua máy tính học online

Phó thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính và giao Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính học online.

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu việc chi 3.500 tỷ đồng hỗ trợ học sinh mua máy tính học online

Ảnh minh họa.

Vừa qua, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn chủ trương cho phép bổ sung cơ chế để học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn được xem xét vay vốn ưu đãi từ gói tín dụng 7.500 tỉ đồng để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.

Dự kiến, tổng nguồn vốn bố trí để cho vay là khoảng 3.500 tỉ đồng, nằm trong gói tín dụng 7.500 tỉ đồng nói trên từ nguồn vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị quyết số 68 năm 2021 của Chính phủ để cho vay trả lương người lao động.

Xét đề nghị trên của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính và giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Chính phủ về việc bổ sung chính sách về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.

Trước đó, ngày 30/9, Bộ Tài chính có báo cáo Thủ tướng về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến. Mức cho vay được đề xuất tối đa là 7 triệu đồng trên một học sinh, sinh viên. Thời hạn cho vay dưới 1 năm, lãi suất cho vay là 0%/năm, lãi suất nợ quá hạn là 6,6%, bằng với mức cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay.

Bộ Tài chính dự kiến thời gian giải ngân là từ ngày quyết định của Thủ tướng có hiệu lực đến hết 31/3/2022.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 12/9, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cả nước có 1,5 triệu học sinh ở 26 tỉnh, thành đang phải học trực tuyến nhưng chưa có máy tính để học tập.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, kêu gọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ để học sinh có thiết bị và Internet học online.

Theo VTV

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chính sách BHYT ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột an sinh, giúp nhiều người bệnh ở Hà Tĩnh tiếp cận kỹ thuật hiện đại, giảm gánh nặng chi phí điều trị.
[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời thu hút thêm người tham gia BHXH.
Đức Thọ - hiệu quả từ những mô hình sinh kế

Đức Thọ - hiệu quả từ những mô hình sinh kế

Thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã triển khai cùng lúc nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực nhằm giúp các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, việc hỗ trợ những mô hình sinh kế để giảm nghèo bền vững ngày càng phát huy hiệu quả.