Tại cuộc gặp báo giới ngày 15-11, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Trần Việt Nga cho biết Bộ Y tế đang rà soát sửa đổi nghị định 38 và dự kiến bãi bỏ gần 100 điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm cùng nhiều thủ tục hành chính.
Bộ Y tế sẽ bãi bỏ thủ tục xác nhận hợp chuẩn hợp quy với nhiều loại thực phẩm - Ảnh: TTO
Theo đó, bà Nga cho biết đối với nhóm điều kiện chung với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, Bộ Y tế sẽ bãi bỏ 5 điều kiện, bãi bỏ 3 điều kiện với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, bãi bỏ 8 điều kiện với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, cùng 18 điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nước đá, nước khoáng, phụ gia thực phẩm…
Về nhóm các thủ tục hành chính, Bộ Y tế đã rà soát và sẽ bãi bỏ thủ tục xác nhận hợp chuẩn hợp quy với các thực phẩm thông thường (ngoại trừ thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm).
Thay vào đó nhà sản xuất chỉ cần gửi bản tự công bố đến các UBND và triển khai sản xuất.
Với thủ tục kiểm tra nhà nước thực phẩm nhập khẩu, thủ tục đang bị kêu là tốn kém chi phí và thời gian của doanh nghiệp, nhưng hiệu quả phát hiện thực phẩm vi phạm chất lượng lại rất thấp, Bộ Y tế dự kiến hàng hóa nhập khẩu từ các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Úc, các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP… sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ.
Với điều chỉnh này, có 95% thực phẩm nhập khẩu sẽ được giảm nhẹ ở thủ tục kiểm tra nhà nước.
Theo bà Nga, thời gian cải cách thủ tục bị chậm do gốc của các thủ tục liên quan đến thực phẩm là nghị định 38 năm 2012 của Chính phủ, nay phải sửa 26/28 điều của nghị định nên thời gian có kéo dài.
Trước đó, tại cuộc làm việc của tổ công tác của Thủ tướng về cải cách hành chính với Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế đã bị các doanh nghiệp, hiệp hội và cả các thành viên tổ công tác kêu nhiều vì thủ tục rườm rà, nặng nề, công bố hợp chuẩn hợp quy sản phẩm có thể mất 7 tháng, mỗi tháng một lần điều chỉnh hồ sơ nhưng doanh nghiệp vẫn phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng…
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện riêng nhóm điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ Y tế quản lý cần đến trên 260 điều kiện, nhóm điều kiện chung với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần trên 40 điều kiện…, cùng rất nhiều thủ tục hành chính.
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tiếp dân, đối thoại, giải quyết hiệu quả các khiếu nại kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.
Với số điểm 66,16, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 trên cả nước theo thứ tự điểm số, tăng 8 bậc so với năm 2023.
20 chi cục thuế khu vực và 20 Kho bạc Nhà nước khu vực sẽ được tổ chức lại lần lượt thành 34 thuế và 34 Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ ngày 1/8, sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay, vì vậy, nhiều chức danh sẽ không còn sau khi thực hiện sáp nhập xã.
Hôm nay (2/5), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình 1980/Ttr-BNV gửi Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh năm 2025.
Dự kiến, trung tâm phục vụ hành chính công sẽ hỗ trợ UBND xã việc xây dựng chính quyền điện tử và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa bàn.
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng ban.
Khi nhập nhiều đơn vị hành chính thành một đơn vị mới cùng cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ định lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định lãnh đạo UBND cấp xã.
HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết.
Khi bỏ cấp huyện, Chủ tịch UBND phường được giao thêm nhiều nhiệm vụ của cấp huyện như kiểm tra xây dựng, bảo dưỡng hạ tầng, chống ùn tắc, phòng chống cháy nổ…
Trung tâm hành chính mới của các địa phương ở Hà Tĩnh được chọn phù hợp quy hoạch, đảm bảo không gian phát triển lâu dài, đáp ứng định hướng kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính.
Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh khóa XVIII, các nội dung liên quan tới việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Tĩnh nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu.
Bộ Nội vụ ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức... trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Thăm và tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ ân cần thăm hỏi, động viên các cụ, các mẹ luôn giữ tinh thần lạc quan, tiếp tục sống vui, sống khỏe.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bỏ quy định thi nâng ngạch, thay bằng việc bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm. Cán bộ xã đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được chuyển thành công chức.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại chính quyền cấp xã sẽ được tổ chức theo hướng kiêm nhiệm để giảm số lượng và không nhất thiết bố trí cấp phó ở các cơ quan chuyên môn.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng, xây dựng trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng Miếu thờ liệt sĩ lòng hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và mở rộng với tổng diện tích khoảng 5.000 mét-vuông.
Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.
HĐND các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Anh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã biểu quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với tỷ lệ cao.
Hà Tĩnh đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri và nhân dân về dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Quá trình lấy ý kiến một lần nữa cho thấy sự đồng tình cao về chủ trương sắp xếp cũng như sự quan tâm đặc biệt với những vấn đề như tên gọi đơn vị mới hay trung tâm hành chính sau sắp xếp…
Tên các xã, phường mới sau sáp nhập ở Hà Tĩnh được đặt trên cơ sở nghiên cứu kỹ các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp xu thế hội nhập…, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 25/4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn TP Hà Tĩnh.