(Baohatinh.vn) - Thực hiện Quyết định 559/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện.
Đây là tín hiệu đáng mừng, song so với yêu cầu, còn cần nhiều hơn thế.
Cơ chế báo cáo như hiện nay đang là gánh nặng cho nền hành chính và là nỗi ám ảnh của công chức. Ảnh minh họa từ internet
Theo tổng hợp sơ bộ của một số văn phòng UBND huyện, bình quân mỗi quý, cơ quan này phải soạn thảo từ 27 - 30 báo cáo có tính chất định kỳ (tuần, tháng, quý). Đó là chưa tính các báo cáo chuyên đề, báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, báo cáo đột xuất; chưa tính báo cáo của các ngành cùng cấp như nông nghiệp, văn hóa, tài chính, công thương, tài nguyên - môi trường…
Là đơn vị hành chính cuối cùng, các xã, thị trấn luôn mất nhiều thời gian vì báo cáo, trong khi cơ sở là nơi ít người, nhiều việc. Ngoài các báo cáo định kỳ, chuyên đề, xã, phường còn thực hiện nhiều báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, trong đó có thời điểm có đơn vị làm việc một lúc 3 đoàn cấp trên. Mỗi đoàn, đơn vị lại phải xây dựng mỗi báo cáo.
Là đơn vị hành chính cuối cùng, các xã, thị trấn luôn mất nhiều thời gian vì báo cáo, trong khi cơ sở là nơi ít người, nhiều việc.
Đến tháng 12/2018, UBND tỉnh mới ban hành quyết định quy định chế độ báo cáo hoặc hướng dẫn thực hiện báo cáo trên địa bàn. Hy vọng, với thời gian khá dài, các sở, ngành, địa phương sẽ rà soát thật kỹ, có chất lượng để giảm tải cho nền hành chính.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc đơn giản hóa báo cáo mới dừng lại ở báo cáo định kỳ, chuyên đề và áp dụng trong phạm vi đơn vị nhà nước; còn rất nhiều báo cáo đột xuất, các báo cáo của cấp ủy, hội đoàn thể… Vì vậy, cần sự vào cuộc đồng bộ trong mục tiêu đơn giản hóa báo cáo, để báo cáo không là gánh nặng của công chức.
Ông Nguyễn Đình Tuấn – Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh:
Trên cơ sở công văn của Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND cấp huyện và các xã, phường, thị trấn đang tiến hành hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo.
Phương án đơn giản hóa là phải đạt mục tiêu cắt giảm 20% số báo cáo định kỳ không phù hợp, lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung trùng lặp, không cần thiết, đảm bảo giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng hệ thống phần mềm báo cáo theo kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; đảm bảo kết nối, liên thông và chia sẻ quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả.
Khi liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, việc quản lý vĩ mô sẽ thuận tiện, giảm nhiều quy trình trong các khâu nắm bắt thông tin các đơn vị. Ví dụ: Trước đến nay, nếu cấp trên cần một số nội dung, số liệu nào đó của cấp dưới thì cấp dưới phải khâu nối từ các ban, ngành và cấp cơ sở rồi tập hợp, xây dựng, rất mất thời gian. Nếu liên thông thì sau này, việc tìm kiếm thông tin sẽ chỉ là thao tác tập hợp, có khi không cần cấp dưới phải báo cáo.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), hướng tới nền công vụ thống nhất, hiện đại, tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy và quản trị quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh cần tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo lực lượng, phương tiện, thiết bị thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" trong phòng cháy, chữa cháy rừng với tinh thần "phòng là chính".
Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định trường hợp cần thiết, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chủ tịch UBND cấp xã.
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tiếp dân, đối thoại, giải quyết hiệu quả các khiếu nại kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.
Với số điểm 66,16, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 trên cả nước theo thứ tự điểm số, tăng 8 bậc so với năm 2023.
20 chi cục thuế khu vực và 20 Kho bạc Nhà nước khu vực sẽ được tổ chức lại lần lượt thành 34 thuế và 34 Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ ngày 1/8, sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay, vì vậy, nhiều chức danh sẽ không còn sau khi thực hiện sáp nhập xã.
Hôm nay (2/5), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình 1980/Ttr-BNV gửi Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh năm 2025.
Dự kiến, trung tâm phục vụ hành chính công sẽ hỗ trợ UBND xã việc xây dựng chính quyền điện tử và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa bàn.
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng ban.
Khi nhập nhiều đơn vị hành chính thành một đơn vị mới cùng cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ định lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định lãnh đạo UBND cấp xã.
HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết.
Khi bỏ cấp huyện, Chủ tịch UBND phường được giao thêm nhiều nhiệm vụ của cấp huyện như kiểm tra xây dựng, bảo dưỡng hạ tầng, chống ùn tắc, phòng chống cháy nổ…
Trung tâm hành chính mới của các địa phương ở Hà Tĩnh được chọn phù hợp quy hoạch, đảm bảo không gian phát triển lâu dài, đáp ứng định hướng kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính.
Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh khóa XVIII, các nội dung liên quan tới việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Tĩnh nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu.
Bộ Nội vụ ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức... trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Thăm và tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ ân cần thăm hỏi, động viên các cụ, các mẹ luôn giữ tinh thần lạc quan, tiếp tục sống vui, sống khỏe.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bỏ quy định thi nâng ngạch, thay bằng việc bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm. Cán bộ xã đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được chuyển thành công chức.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại chính quyền cấp xã sẽ được tổ chức theo hướng kiêm nhiệm để giảm số lượng và không nhất thiết bố trí cấp phó ở các cơ quan chuyên môn.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng, xây dựng trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng Miếu thờ liệt sĩ lòng hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và mở rộng với tổng diện tích khoảng 5.000 mét-vuông.
Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.
HĐND các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Anh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã biểu quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với tỷ lệ cao.
Hà Tĩnh đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri và nhân dân về dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Quá trình lấy ý kiến một lần nữa cho thấy sự đồng tình cao về chủ trương sắp xếp cũng như sự quan tâm đặc biệt với những vấn đề như tên gọi đơn vị mới hay trung tâm hành chính sau sắp xếp…
Tên các xã, phường mới sau sáp nhập ở Hà Tĩnh được đặt trên cơ sở nghiên cứu kỹ các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp xu thế hội nhập…, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ.