Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Bộ Y tế khẳng định sẽ cung ứng và hướng dẫn tổ chức tiêm chủng sử dụng đồng thời nhiều loại vaccine từ các nguồn cung ứng, có điều kiện bảo quản khác nhau.

Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Chiều 16/7, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, đề nghị các đơn vị y tế trực thuộc bộ, các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Bộ Y tế khẳng định sẽ cung ứng và hướng dẫn tổ chức tiêm chủng sử dụng đồng thời nhiều loại vaccine từ các nguồn cung ứng, có điều kiện bảo quản khác nhau.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế trực thuộc bộ, các địa phương lập kế hoạch chi tiết để triển khai tiêm chủng với nhiều loại vaccine khác nhau cho các đối tượng theo quyết định số 3355. Các địa phương ưu tiên tiêm chủng sớm cho các đối tượng được huy động tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong công tác tiêm chủng, Bộ Y tế cũng hướng dẫn các địa phương, bệnh viện trực thuộc bộ sắp xếp ưu tiên tiêm cho các đối tượng là người nước ngoài trên địa bàn nếu thuộc nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định.

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố và các đơn vị, sau hơn 4 tháng triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, cả nước đã tiêm được 4.156.140 liều trong đó có 3.556.332 người đã được tiêm 1 liều vaccine và 299.904 người tiêm đủ 2 liều vaccine.

Đến nay các địa phương, đơn vị đã cơ bản hoàn thành kế hoạch tiêm chủng.

Ngày 8/7/202, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3355/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 năm 2021-2022 trong đó đã bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine.

Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 đã bắt đầu triển khai từ ngày 10/7/2021 với mục tiêu trên 70% dân số được tiêm vaccine phòng COVID-19 đến hết tháng 4 năm 2022. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã rất nỗ lực trong việc tìm nguồn cung ứng vaccine phòng COVID-19 để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước.

Trên cơ sở các vaccine COVID-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 một số loại vaccine COVID-19 của các hãng.

Đến nay đã có 6 loại vaccine được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gồm: vaccine Astra Zeneca; vaccine Sputnik; vaccine Pfizer; vaccine Vero Cell và vaccine Spikevax (Tên khác là: COVID-19 Vaccine Moderna) và vaccine COVID-19 Vaccine Janssen.

Tính thêm cả 1 triệu liều vaccine Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam dự kiến về ngày 16/7, từ tháng 2 đến nay (ngày 13/7), Việt Nam đã tiếp nhận gần 10 triệu liều vaccine phòng COVID-19, gồm vaccine AstraZeneca, Sputnik-V, Pfizer/BioNTech, Moderna, Vero Cell.

Trong đó, 2,5 triệu liều vaccine Astrazeneca do COVAX Facility hỗ trợ, 2 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ tặng thông qua COVAX, khoảng 3,4 triệu liều vaccine do các nước tặng, gần 2 triệu liều đặt mua thông qua Công ty VNVC, hơn 97.000 liều vaccine đặt mua của Pfizer/BioNTech.

Theo T.G (Vietnam+)

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).