Đề xuất lao động bị nợ bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất giải quyết quyền lợi hưu trí, rút một lần, ốm đau, thai sản, tử tuất cho lao động tại các doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không còn khả năng thu hồi.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết chế độ với lao động tại doanh nghiệp phá sản, đang làm thủ tục phá sản, ngừng hoạt động, hoặc không còn người đại diện pháp luật mà chưa đóng đủ BHXH.

Về chế độ hưu trí, với lao động đủ tuổi nghỉ hưu, đóng BHXH 20 năm trở lên mà không gồm thời gian bị nợ BHXH thì được hưởng lương hưu tại thời điểm đủ điều kiện. Nếu sau đó khoản tiền BHXH bị nợ được doanh nghiệp đóng bù hoặc bổ sung bằng nguồn tài chính khác thì được cộng thời gian này để tính lại mức hưởng lương hưu.

Lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà đóng bảo hiểm dưới 20 năm, trong đó có 10 năm thực đóng trở lên, nếu có nguyện vọng thì đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu. Thời điểm hưởng được tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đóng đủ tiền. Nếu sau đó khoản tiền bị nợ được doanh nghiệp đóng bù hoặc nguồn tài chính khác bổ sung thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cộng thêm thời gian bị nợ để tính lại mức hưởng. Song số tiền lao động đã đóng BHXH tự nguyện không được hoàn trả.

Đề xuất lao động bị nợ bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu

Lao động đi rút BHXH một lần tại Bảo hiểm xã hội TP Thủ Đức (TP HCM) cuối năm 2022. Ảnh: Thanh Tùng

Chế độ BHXH một lần được đề xuất giải quyết với các trường hợp sau: Lao động làm việc trong điều kiện bình thường, chưa đóng đủ 20 năm BHXH (tính cả thời gian bị nợ); người ra nước ngoài định cư; người mắc một trong các bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và một số bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan nghiệp vụ, người làm công tác cơ yếu trong lực lượng vũ trang phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu; lao động đóng BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc và người đóng BHXH tự nguyện sau một năm không đóng tiếp mà chưa đủ 20 năm.

Số tiền hưởng một lần được tính trên thời gian thực đóng, không tính lúc bị nợ. Nếu tiền nợ sau đó được đơn vị hoặc nguồn tài chính khác đóng bù thì giải quyết bổ sung BHXH một lần. Lao động đóng BHXH đủ 20 năm trở lên bị từ chối rút BHXH một lần.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị cho lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên thời gian thực đóng. Riêng lao động sinh con, nhận con nuôi mà doanh nghiệp đó vẫn đang nợ tiền bảo hiểm thì vẫn được hưởng trợ cấp nếu đóng đủ 6 tháng trở lên vào Quỹ Ốm đau, thai sản. Nếu sau đó tiền nợ được đóng bù thì lao động được điều chỉnh mức hưởng.

Với chế độ tử tuất , lao động thực đóng BHXH bắt buộc từ 12 tháng trở lên hoặc tổng thời gian đóng bắt buộc lẫn tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên, không tính quãng bị nợ thì được giải quyết trợ cấp mai táng với thân nhân. Lao động thực đóng 15 năm BHXH bắt buộc trở lên, có thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà không muốn hưởng một lần thì được hưởng hàng tháng.

Tiền tuất một lần được giải quyết cho lao động chưa đóng đủ 15 năm BHXH bắt buộc; người đủ 15 năm thực đóng trở lên; người có 15 năm thực đóng trở lên mà không có thân nhân đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng. Nếu sau đó khoản nợ BHXH được đóng bù thì lao động được giải quyết tiền tuất một lần bổ sung như với BHXH một lần.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, lao động bị doanh nghiệp trốn đóng BHXH đang gặp nhiều khó khăn, có nhu cầu hưởng bảo hiểm và tự nguyện đóng nộp để hưởng chế độ nên cần giải quyết để đảm bảo quyền lợi, ổn định an ninh, trật tự địa phương.

Đến hết năm 2022, nợ BHXH tại các doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn là hơn 4.000 tỷ đồng, ảnh hưởng quyền lợi của gần 206.500 lao động. Việc khởi tố tội danh trốn đóng BHXH đang vướng mắc về chính sách, thẩm quyền.

Đầu tháng 2, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị Chính phủ sớm báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội phương án giải quyết quyền lợi cho số lao động này.

Theo Hồng Chiêu/VNE

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).