Hơn 2,7 tỷ đồng mua gạo trợ cấp dịp Tết và giáp hạt

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa quyết định Giao Sở Tài chính trích 1.933 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh năm 2018 để cấp hỗ trợ các huyện: Thạch Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên và TX Kỳ Anh mua gạo trợ cấp cho các hộ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời gian giáp hạt sắp tới.

Số tiền trên tương ứng với 70% tổng kinh phí của đợt hỗ trợ này (2.762 triệu đồng), 30% còn lại (829 triệu đồng) sẽ do ngân sách các địa phương đảm nhiệm.

Theo quyết định, huyện Thạch Hà có 1.246 hộ với 1.996 khẩu được hỗ trợ 59.880 kg gạo, tương ứng 679 triệu đồng (tỉnh 475 triệu, huyện 204 triệu); Hương Khê có 2.108 hộ với 4.362 khẩu được hỗ trợ 88.365 kg gạo, tương ứng với 1.002 triệu đồng (tỉnh 701 triệu, huyện 301 triệu); Cẩm Xuyên có 545 hộ với 1.154 khẩu được hỗ trợ 26.010 kg gạo, tương ứng 295 triệu đồng (tỉnh 207 triệu, huyện 89 triệu); thị xã Kỳ Anh có 1.571 hộ với 2.550 khẩu được hỗ trợ 69.315 kg gạo, tương ứng 786 triệu đồng (tỉnh 550 triệu, thị xã 236 triệu).

UBND tỉnh giao UBND các huyện: Thạch Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh bố trí đủ 30% ngân sách cấp huyện để phối hơp mua gạo cấp cho các hộ thiếu đói theo đúng quy định hiện hành; chịu trách nhiệm thẩm định chất lượng gạo, lựa chọn đơn vị cung ứng và tổ chức cấp phát kịp thời, đúng đối tượng.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nguồn gốc, chất lượng gạo hỗ trợ và quá trình thực hiện ở các địa phương, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định.

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).