Tăng công tác phí cho công chức, viên chức

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 40/2017/TT-BTC hướng dẫn về chế độ công tác phí đối với cán bộ, nhân viên trong cơ quan nhà nước. Theo đó các mức chi cho chế độ đi công tác của cán bộ, công chức, viên chức đều được điều chỉnh tăng.

tang cong tac phi cho cong chuc vien chuc

Cụ thể, tiền lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả, người đi công tác sẽ được hỗ trợ thêm phụ cấp lưu trú với mức 200.000 đồng/ngày; thời gian hưởng được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo).

Cũng theo Thông tư trên cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ được cơ quan, đơn vị cử đi công tác khi phát sinh việc thuê phòng nghỉ nơi đến công tác thì được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo theo hình thức khoán hoặc thanh toán theo hóa đơn thực tế; trường hợp người đi công tác được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí phòng nghỉ không phải trả tiền, thì người đi công tác không được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ.

Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng, tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức 500.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Về thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác, đối với thanh toán theo hình thức khoán, lãnh đạo cấp bộ trưởng, thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên là 1 triệu đồng/ngày/người.

Đối với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ còn lại, đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán 450.000 đồng/ngày/người; đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán 350.000 đồng/ngày/người; đi công tác tại các vùng còn lại, mức khoán: 300.000 đồng/ngày/người. Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán này thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng.

Lãnh đạo cấp bộ trưởng và các chức danh tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ 2.500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng. Đi công tác tại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, đối với thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 - 1,3 được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ 1,2 triệu đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/phòng.

Đối với các đối tượng còn lại được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ 1 triệu đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng. Đi công tác tại các vùng còn lại, đối với thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 - 1,3 được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ 1,1 triệu đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng. Đối với các đối tượng còn lại được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ 700.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng...

Theo Người lao động

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).