Tổng Liên đoàn Lao động đề xuất nghỉ thêm 3 ngày trong năm

Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, cơ quan này kiến nghị 2 phương án tăng thêm 3 ngày nghỉ lễ trong năm.

Phương án đầu tiên là nghỉ Quốc khánh 4 ngày, từ 2 đến 5/9 hàng năm. Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng liên đoàn), ngày Quốc khánh ở Việt Nam gần với ngày khai giảng và ngày 5/9, nhiều bố mẹ thường nghỉ làm để đưa trẻ đến trường. Do đó, Tổng Liên đoàn đề xuất nghỉ thêm ngày 3 và 4/9 để các gia đình chuẩn bị, ngày 5 để các phụ huynh đưa trẻ đến trường.

Phương án 2 là nghỉ thêm 2 ngày vào dịp Tết Dương lịch (từ ngày 1 đến 3/1) và nghỉ một ngày vào ngày gia đình Việt Nam (28/6).

Theo ông Hiểu, Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn đã thống nhất và sẽ kiến nghị với Quốc hội hai phương án trên vào dự thảo Bộ luật Lao động đang được lấy ý kiến. Việc tăng thêm ngày nghỉ lễ sẽ giúp cho người lao động được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động và có thêm thời gian chăm lo gia đình.

Tổng Liên đoàn Lao động đề xuất nghỉ thêm 3 ngày trong năm

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: P.V

Về đề xuất trên, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, việc đưa nội dung thêm ngày nghỉ lễ vào dự thảo Bộ luật Lao động hiện thuộc thẩm quyền của Ủy ban các vấn đề xã hội; cũng với nhận thức số ngày nghỉ trong năm của người lao động Việt Nam là thấp so với thế giới (tổng số 10 ngày), nên Bộ Lao động Thương binh Xã hội từng nghiên cứu đề xuất thêm ngày nghỉ 27/7, song chưa nhận được đồng tình của Quốc hội.

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) từng bổ sung ngày nghỉ lễ 27/7 để tri ân người có công. Tuy nhiên, trong phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV nhiều đại biểu cho rằng việc lấy ngày 27/7 là không phù hợp. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung thay mặt Chính phủ rút đề xuất này.

Theo VNE

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).