Trẻ sinh ra từ tinh trùng tử thi: Chưa thể khai sinh theo họ cha

Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Toàn phân tích, do khoảng trống pháp luật, việc khai sinh cho cặp song sinh ra đời bằng tinh trùng lấy từ tử thi người cha coi như trường hợp con ngoài giá thú, chưa thể ghi tên cha.

Trao đổi trong buổi họp báo quý IV tại Bộ Tư pháp hôm nay, 31/12, ông Nguyễn Văn Toàn xác nhận, câu chuyện về cặp song sinh ra đời qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, bằng tinh trùng lấy từ tử thi người cha sau khi mất vì tai nạn giao thông hơn 3 năm trước hiện chưa có quy định pháp luật điều chỉnh. Người mẹ sinh ra các cháu bé trong trường hợp này được xác định là người độc thân vì chồng đã mất nhiều năm trước.

Trường hợp này có thể áp dụng theo Nghị định 12 (năm 2003) về sinh con theo phương pháp khoa học. Theo đó, người mẹ có quyền sử dụng tinh trùng lưu trữ để thụ thai, sinh con vì pháp luật chỉ cấm hành vi mang thai hộ, sinh sản vô tính.

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Nghị định này cũng không quy định cụ thể việc sử dụng tinh trùng lưu trữ của chính người chồng đã mất mà chỉ áp dụng đối với các cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ sống độc thân muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sử dụng nguồn tinh trùng lưu trữ từ ngân hàng tinh trùng (nguyên tắc là không xác định người cho, hiến tinh trùng).

Ông Nguyễn Văn Toàn trả lời trong cuộc họp báo
Ông Nguyễn Văn Toàn trả lời trong cuộc họp báo


Về thủ tục hộ tịch đối với cặp song sinh, ông Nguyễn Văn Toàn phân tích, khi nào xác định được người cha về mặt pháp lý trong trường hợp này thì mới xác định được thu tục khai sinh cho trẻ. Cụ thể, trường hợp này người mẹ được coi như sinh con ngoài giá thú, tức người con chỉ được khai sinh với họ mẹ, xác định quốc tịch, dân tộc theo mẹ, không thể hiện mối liên hệ với người cha, không phát sinh quyền lợi nhân thân, tài sản gì với người cha đã mất.

Ông Toàn thừa nhận, đây là việc thực tiễn đi trước khoa học. Ngành tư pháp chưa giao giờ giải quyết một việc tương tự.

Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cũng phân tích, pháp luật về Hộ tịch, quy định về đăng ký khai sinh chưa có tính đến trường hợp này. Tuy nhiên, ông Dũng nêu quan điểm, vận dụng theo quy định về con sinh ngoài giá thú trong trường hợp này cũng không phù hợp, cần chờ đợi việc nghiên cứu, thay đổi, bổ sung pháp luật hiện hành.

Trao đổi thêm bên lề cuộc họp báo, Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Văn Toàn thông tin, tới đây, ngành tư pháp sẽ nghiên cứu để đưa thành quy định pháp luật sao cho có thể điều chỉnh được. Trước mắt, việc khai sinh cho các cháu bé, phần thông tin về người cha vẫn để trống. Còn sau này khi có quy định bổ sung sẽ thực hiện phần ghi chú bổ sung trong giấy khai sinh của các cháu về phần người cha hoặc thực hiện thủ tục sửa đổi thông tin về hộ tịch. Luật Hộ tịch hiện đang được nghiên cứu, sửa đổi.

Bác bỏ các hướng phân tích của luật sư, chuyên gia pháp luật về việc thực hiện thủ tục giám định ADN để xác định quan hệ huyết thống với người cha hay tiến hành theo hướng người mẹ nêu yêu cầu xác định cha cho con, trẻ thực hiện yêu cầu xác định nhân thân, cha mẹ cho bản thân… ông Toàn cho biết, các thủ tục đó chỉ có giá trị xác định về nhân chủng học. Cơ sở pháp lý về hộ tịch vẫn chưa có.

Như vậy, dự kiến đặt tên con mang họ Hồ Sỹ của cha của người mẹ cũng như gia đình các cháu bé, theo ông Toàn, chưa thể thực hiện được, các cán bộ hộ tịch không có cơ sở để thực hiện yêu cầu khai sinh này với các cháu.

“Về mặt huyết thống, nhân văn, mong muốn của gia đình hoàn toàn chính đáng, xã hội cũng ủng hộ nhưng giờ chưa có cơ sở thì cũng không biết thể hiện như thế nào. Chúng tôi sẽ nghiên cứu để đề xuất sửa đổi quy định theo hướng làm sao có thể điều chỉnh trường hợp này, để có thể ghi tên người cha trong khai sinh của các cháu” – ông Toàn khẳng định.

P.Thảo

Nguồn: dantri.com.vn

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).