ĐBQH Hà Tĩnh: Cần đánh giá tác động xã hội, môi trường liên quan đến dự án Cảng hàng không Long Thành

(Baohatinh.vn) - Chiều 24/10, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc tại tổ, thảo luận về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và Chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pet, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận do Chính phủ trình.

ĐBQH Hà Tĩnh: Cần đánh giá tác động xã hội, môi trường liên quan đến dự án Cảng hàng không Long Thành

Các Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh, Hà Giang, Hậu Giang và Hải Dương cùng thảo luận

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư kiến nghị 111.689 tỉ đồng (4,779 tỉ USD) này đã tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách, lựa chọn tư vấn và lập báo cáo nghiên cứu khả thi…

Chính phủ kiến nghị giao cho Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước giao, công trình thiết yếu của hàng không, trong đó ACV cần huy động số vốn 4,194 tỉ USD. Hiện ACV đã tích lũy tiền mặt là 25.268 tỉ đồng và giai đoạn 2019 - 2025 dự kiến tích lũy được 12.339 tỉ đồng, do vậy sẽ bố trí được 36.607 tỉ đồng, tương đương 1,566 tỉ USD, và số còn lại 2,628 tỉ USD sẽ đi vay.

ĐBQH Hà Tĩnh: Cần đánh giá tác động xã hội, môi trường liên quan đến dự án Cảng hàng không Long Thành

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Sơn – Phó trưởng đoàn Phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đồng tình cao với chủ trương xây dựng sân bay Long Thành, khẳng định đây là dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của quốc gia.

Đại biểu cho rằng cần phải chú trọng quan tâm tới vấn đề lựa chọn nhà đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai, giải quyết tốt vấn đề này sẽ góp phần đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả của dự án.

Cùng quan điểm với đại biểu Sơn, nhiều ý kiến thảo luận của nhiều đại biểu khác trong tổ cũng nhấn mạnh đến công tác giải phóng mặt bằng, coi đây là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện dự án xây dựng Cảng hàng không Long Thành.

Đồng thời đại biểu cũng đề nghị cần tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội, đánh giá những tác động xã hội, môi trường liên quan, chuẩn xác hoá tổng mức đầu tư, tránh đội vốn, năng lực tài chính của đơn vị được giao thực hiện, việc huy động, bảo lãnh tài chính, phương án đảm bảo quốc phòng an ninh, các cơ chế chính sách đặc thù, tiến độ đầu tư tổng thể và các tiểu dự án…

Đối với dự án hồ chứa nước Ka Pét, dự án có mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn nước sông Ka Pét, tạo nguồn cung cấp ổn định phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết; cấp nước cho sản xuất công nghiệp của khu công nghiệp Hàm Kiệm II; cắt giảm đỉnh lũ cho vùng hạ du sông Cà Ty, đồng thời cải thiện môi trường sinh thái do tăng lưu lượng xả nước về hạ du trong mùa khô.

Đại biểu các tổ đều khẳng định việc xây dựng hồ chứa nước lớn trên địa bàn thường xuyên chịu khô hạn là cần thiết và cấp bách, với suất đầu tư xây dựng thấp, điều kiện về địa hình, địa chất thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa và góp phần cải thiện cảnh quan môi trường khu vực này, công trình sử dụng lâu dài nên sẽ tạo ổn định phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hạn chế tình trạng di dân tự do, tạo ổn định xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, có hiệu quả kinh tế và bền vững.

Công trình hồ Ka Pét đáp ứng các tiêu chí công trình quan trọng quốc gia phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; quá trình chuẩn bị công phu từ năm 2016 đến nay, hồ sơ dự án được chuẩn bị đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Vì vậy, các đại biểu nhất trí trình QH xem xét, quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận tại tổ, đồng chí Đặng Quốc Khánh –Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang chủ trì buổi thảo luận đã tiếp thu và tham gia thêm ý kiến về dự án sân bay Long Thành.

Đại biểu nhấn mạnh đến việc bố trí phân bổ nguồn vốn giải phóng phóng mặt bằng một cách hợp lý nhằm đảm bảo tiến độ của dự án. Theo báo cáo, nếu nỗ lực hết tháng 10 năm 2020 sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án. Vì vậy, đề nghị Chính phủ quan tâm đến vấn đề này.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao cho các doanh nghiệp nhà nước, có đủ điều kiện để huy động vốn và chịu trách nhiệm đến hiệu quả của dự án. Đồng thời, Chính phủ cần kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ nguồn vốn của các doanh nghiệp.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì Phiên họp của Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội để cho ý kiến đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 -2030.
Sẵn sàng cho ngày hội lớn của thanh niên

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của thanh niên

Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, sẵn sàng mở ra một chặng đường phát triển mới của thanh niên.
Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng bù lại tốc độ 3 năm đầu nhiệm kỳ

Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng bù lại tốc độ 3 năm đầu nhiệm kỳ

Sáng 7/9, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng để trong năm nay và năm 2025 có mức tăng trưởng cao hơn, bù lại cho 3 năm đầu nhiệm kỳ tăng trưởng chậm vì ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Ứng phó bão số 3 với tinh thần chủ động cao nhất

Ứng phó bão số 3 với tinh thần chủ động cao nhất

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu tất cả các đơn vị, địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 3, trong đó có Hà Tĩnh cần tập trung với tinh thần chủ động cao nhất để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão, hoàn lưu bão gây ra.