Phải hoàn thành tôn tạo biểu tượng ngành GTVT tại Ngã ba Đồng Lộc trước 30/6/2018

(Baohatinh.vn) - Chiều 8/3, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn, Thường trực Ban chỉ đạo tổ chức kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc họp nghe và cho ý kiến về phương án thiết kế biểu tượng ngành giao thông vận tải (GTVT) tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

phai hoan thanh ton tao bieu tuong nganh gtvt tai nga ba dong loc truoc 30 6 2018

Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Văn Thạch, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

phai hoan thanh ton tao bieu tuong nganh gtvt tai nga ba dong loc truoc 30 6 2018

Đại diện đơn vị tư vấn thuyết minh 3 phương án biểu tượng ngành GTVT

Biểu tượng ngành GTVT tại Ngã ba Đồng Lộc cũ được xây dựng từ năm 1992 đến nay đã bị xuống cấp, cần sớm được thay thế.

Dự án biểu tượng mới được triển khai từ nguồn vốn xã hội hóa, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

phai hoan thanh ton tao bieu tuong nganh gtvt tai nga ba dong loc truoc 30 6 2018

Họa sỹ Lê Anh Tuấn: Biểu tượng của ngành GTVT nhưng phải thiết kế hòa hợp với không gian hiện có của Ngã ba Đồng Lộc

Công trình bao gồm các hạng mục: Cột biểu tượng, bia dẫn tích, các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật...; dự kiến hoàn thành trước 30/6/2018.

phai hoan thanh ton tao bieu tuong nganh gtvt tai nga ba dong loc truoc 30 6 2018

Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Xuân Thập: Đồng ý với phương án 1, tuy nhiên ngôi sao vàng 5 cánh cần được đưa lên cao hơn, sử dụng thêm hệ thống đèn chiếu sáng để tạo không gian 3D vào buổi tối

Tại buổi làm việc, sau khi nghe đại diện đơn vị tư vấn trình bày hiện trạng biểu tượng ngành GTVT và thuyết minh, giới thiệu 3 phương án lựa chọn, các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến.

phai hoan thanh ton tao bieu tuong nganh gtvt tai nga ba dong loc truoc 30 6 2018

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải góp ý về thiết kế biểu tượng ngành GTVT

Đa số đại biểu nghiêng về dung hòa giữa phương án 1 và phương án 3. Phương án này cơ bản phát triển từ hình ảnh công trình hiện trạng, biểu tượng có bố cục mạch lạc, vươn lên cao chiếm lĩnh không gian. Giữa thân đài là khối tam giác đều, ba diện quay vuông góc với các tuyến đường, bên trong chạm khắc logo của ngành giao thông, TNXP. Tuy nhiên, đại biểu cũng đã góp ý, bổ sung một số chi tiết về biểu tượng, logo, các họa tiết, kích cỡ dòng chữ “Ngã ba Đồng Lộc”...

phai hoan thanh ton tao bieu tuong nganh gtvt tai nga ba dong loc truoc 30 6 2018

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Văn Thạch: Không nên thay mới hoàn toàn biểu tượng mà cần trùng tu, tôn tạo và sử dụng chất liệu hợp lý

Đại biểu quan tâm đến chất liệu xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính bền vững, lâu dài. Đồng thời, đề nghị biểu tượng ngành phải hòa hợp với không gian hiện có của Ngã ba Đồng Lộc; trên cơ sở trùng tu, tôn tạo thiết kế biểu tượng mới cần giữ gìn hồn cốt biểu tượng lịch sử. Đại biểu cũng đề nghị cần sớm thống nhất phương án để đơn vị thi công bắt tay triển khai xây dựng.

phai hoan thanh ton tao bieu tuong nganh gtvt tai nga ba dong loc truoc 30 6 2018

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh: Chọn phương án 3 có bổ sung phương án 1 và công trình nên trùng tu, tôn tạo chứ không phải thay mới

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nhấn mạnh: Đổi mới, sáng tạo, đột phá trong xây dựng biểu tượng là cần thiết, tuy nhiên, cần đảm bảo tính lịch sử. Thống nhất xây dựng biểu tượng mới trên nền biểu tượng hiện tại, theo hướng trùng tu, tôn tạo đảm bảo tính trường tồn, hợp lý hơn cho công trình.

Theo đó, thay đổi chiều cao biểu tượng, có điều chỉnh hài hòa, cân xứng ở 3 phân khúc; không làm bia dẫn tích độc lập; ngôi sao vàng chuyển lên đỉnh biểu tượng; dòng chữ “Ngã ba Đồng Lộc” ở sườn núi được thiết kế lớn hơn, nổi bật hơn; chất liệu phải đảm bảo tính bền vững của công trình; đảm bảo ánh sáng đủ vào buổi tối...

Trên tinh thần tiết kiệm, đảm bảo khách quan, minh bạch, trách nhiệm trong tư vấn, đấu thầu thi công, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu công trình phải được hoàn thành, đưa vào sử dụng trước 30/6/2018.

Phương án 1: Biểu tượng cao 15,3m, diện tích xây dựng 54 m2, lấy ý tưởng từ ngọn đuốc rực cháy, cách điệu hoa văn truyền thống (mây lửa, mây mác) với tổng mức đầu tư 3,996 tỷ đồng.

Phương án 2: Biểu tượng cao 12,9m, diện tích xây dựng 34 m2, tổng thể như một cột mốc “Chiến thắng”, tổng mức đầu tư 4,203 tỷ đồng.

Phương án 3: Biểu tượng cao 16,2m, diện tích 64,6 m2, phát triển từ hình ảnh công trình hiện tại và có tổng mức đầu tư 3,851 tỷ đồng.

Công trình đều sử dụng khung lõi bê tông cốt thép, bề mặt đục đá xanh Thanh Hóa.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.