Tân Chủ tịch nước, Thủ tướng tuyên thệ nhậm chức hôm nay

Quốc hội tiến hành quy trình bầu tân Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Người giữ các chức danh này phải tuyên thệ khi nhậm chức.

Quốc hội bước sang tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp 11 và cũng là đợt họp cuối cùng của nhiệm kỳ khoá XIV. Toàn bộ thời gian 4 ngày làm việc dành cho công tác nhân sự khi Quốc hội tiếp tục kiện toàn hàng loạt chức danh lãnh đạo Nhà nước.

Trong ngày làm việc đầu tuần, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Nhân sự được đề cử vào vị trí Chủ tịch nước kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức trong sáng nay, còn Thủ tướng Chính phủ sẽ tuyên thệ nhậm chức vào chiều cùng ngày.

Tân Chủ tịch nước, Thủ tướng tuyên thệ nhậm chức hôm nay

Ông Nguyễn Xuân Phúc đã được miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ và đề cử giữ chức Chủ tịch nước thay ông Nguyễn Phú Trọng

Tiếp đó, Chủ tịch nước trình Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trước khi trình danh sách đề cử nhân sự thay thế để Quốc hội bầu vào ngày mai (6/4).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng trình Quốc hội miễn nhiệm và bầu mới một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước.

Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm và phê chuẩn bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ.

Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm và bổ nhiệm một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm và bổ nhiệm Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Dự kiến, Quốc hội họp phiên bế mạc vào ngày 8/4 và biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; Nghị quyết kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (trong đó có nội dung quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026)./.

Theo VOV

Đọc thêm

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.