Chỗ đứng “thực” của các ngân hàng Việt ở sân chơi châu Á

(Baohatinh.vn) - Giới đầu tư cho biết, các ngân hàng Việt Nam đang là một trong những cơ hội đầu tư tốt nhất ở châu Á hiện nay.

>> 7,7% cổ phần Vietcombank được bán với giá thấp hơn thị giá cổ phiếu

cho dung thuc cua cac ngan hang viet o san choi chau a

Ảnh minh họa: internet

Theo chuyên gia phân tích Andy Mukherjee của Bloomberg, có hai kịch bản hiện đang diễn ra đối với phần lớn các ngân hàng ở châu Á, đấy chính là: các nhà băng ở khu vực này, hoặc là đang phát triển quá “nóng” dẫn đến “sốt”, hoặc là đang quá “lạnh” dẫn đến “đóng băng”. Bất kể các ngân hàng hiện có đang rơi vào kịch bản nào đi chăng nữa, dưới con mắt của các nhà đầu tư đây đều không phải là thời cơ tốt để họ “xuất tiền”.

Vậy câu hỏi được đặt ra sẽ là: Một ngân hàng cần phải hội tụ những yếu tố nào thì mới đạt được đến “nhiệt độ chuẩn”, đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư?

Mukherjee trả lời: Đầu tiên, ngân hàng đấy phải có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng quy mô vẫn phải nhỏ.

Thứ hai, các khoản cho vay phải có chất lượng hợp lý, dù cho tỷ suất lợi nhuận vẫn còn thấp.

Thứ ba, mặc dù ngân hàng đó nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, mức giá cổ phiếu cũng không được quá cao.

Theo Bloomberg, trong hơn 500 ngân hàng lớn nhỏ ở châu Á, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là định chế duy nhất đáp ứng được tất cả các tiêu chí này.

cho dung thuc cua cac ngan hang viet o san choi chau a

Trong hơn 500 ngân hàng lớn nhỏ ở châu Á, Vietcombank là định chế duy nhất đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên.

Đấy cũng chính là lý do mà mới đây, quỹ đầu tư GIC Pte Ltd (GIC) thuộc Chính phủ Singapore đã ký kết một thỏa thuận ghi nhớ mua 7,7% cổ phần của Vietcombank với giá thấp hơn 400 triệu USD.

Theo các nhà đầu tư, các ngân hàng Việt Nam đang là một trong những cơ hội đầu tư tốt nhất ở châu Á hiện nay.

Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam đang dần lấy lại đà tăng trưởng vốn có của mình sau hai năm giảm tốc vào 2012 và 2013. Thị trường bất động sản cũng dần lấy lại sự ổn định, bên cạnh đó hệ thống ngân hàng đã có những cải thiện rõ rệt. Nợ xấu từng đạt mức cao nhất khu vực Đông Nam Á bốn năm về trước nay đã giảm xuống mức hợp lý, tăng trưởng tín dụng bắt đầu nhanh trở lại, cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết hiện có giá cao hơn 25% so với mức 5 năm trước đây.

Tuy nhiên, có một thực trạng mà hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện đang gặp phải đấy chính là thiếu vốn, thêm vào đó là tỷ lệ trích lập dự phòng vẫn chưa đạt đến mức thích hợp, do các số liệu về nợ xấu chưa được báo cáo một cách đầy đủ.

cho dung thuc cua cac ngan hang viet o san choi chau a

Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang thúc đẩy các nhà băng tăng cường huy động thêm vốn từ nước ngoài, khối ngoại có thể có thêm nhiều cơ hội.

Một trong những yếu tố tác động tích cực đến hệ thống ngân hàng Việt Nam đấy chính là tốc độ đa dạng hóa nhanh chóng của rổ hàng hóa thương mại quốc gia. Nhờ có Samsung, kể từ đầu năm đến nay, doanh thu xuất khẩu điện thoại thông minh và linh kiện đã vượt doanh thu từ thủy sản và may mặc. Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử từ đầu năm 2016 tới nay tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, đầu tuần này, các cơ quan hữu quan thông báo Việt Nam đang có kế hoạch thoái toàn bộ số cổ phần Nhà nước nắm giữ ở hai công ty bia hàng đầu là Habeco và Sabeco. Quyết định “buông” hoàn toàn quyền kiểm soát tại các doanh nghiệp lớn là một trong những bước đi chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam.

“Đây đều là những điềm báo tốt cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam”, Andy Mukherjee nhận định, nhưng lưu ý, chỉ khi các trụ cột của nền kinh tế không phát triển quá nóng, đặc biệt là đối với thị trường bất động sản ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các ngân hàng Việt vẫn sẽ là lựa chọn được các nhà đầu tư ngoại ưu tiên.

* Nội dung bài viết được Báo Hà Tĩnh điện tử lược dịch từ Bloomberg.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.