Công nghệ số – "Chìa khóa" nâng tầm sản xuất, kinh doanh

(Baohatinh.vn) - Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều hộ kinh doanh, hợp tác xã, nông dân tại Hà Tĩnh tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo nên những sản phẩm chất lượng cao và gia tăng lợi nhuận.

Với hơn 5.000 m2 đất sản xuất rau củ quả các loại theo hướng hữu cơ, HTX Thanh niên Thành Sen (phường Trần Phú) đã đầu tư hơn 200 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới tự động nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Với phương pháp này, người nông dân có thể chủ động điều tiết lượng nước tưới và phân bón cho cây trồng, giúp tiết kiệm nguồn nước và chi phí nhân công.

bqbht_br_f1.jpg
Công nhân tại HTX Thanh niên Thành Sen điều khiển hệ thống tưới tự động nhỏ giọt theo công nghệ Isreal qua điện thoại

Anh Đặng Văn Cường – Giám đốc HTX Thanh niên Thành Sen chia sẻ: “Hệ thống tưới bao gồm nhiều thiết bị như: đường ống dẫn nước, van, các loại béc tưới cây… Toàn bộ hệ thống tưới nước sẽ được điều khiển tự động thông qua phần mềm cài đặt trên điện thoại. Vì vậy, dù ở bất kỳ đâu, với kết nối internet, chúng tôi có thể tưới, bón phân cho cây trồng. Bên cạnh đó, với tốc độ tưới chậm, nước sẽ ngấm dần dần vào đất, các khoáng chất dinh dưỡng trong đất không bị rửa trôi, nhờ đó, cây hấp thụ phân bón tốt hơn, quá trình phát triển thuận lợi hơn”.

Không chỉ ứng dụng công nghệ trong sản xuất, HTX Thanh niên Thành Sen còn chú trọng triển khai ứng dụng các nền tảng số như: Facebook, Zalo… để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. “Quá trình sản xuất rau củ quả theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ góp phần tạo ra các sản phẩm chất lượng, nhờ đó, khi quảng bá trên các nền tảng số, việc tiêu thụ trở nên rất thuận lợi. Trung bình mỗi năm, HTX Thanh niên Thành Sen cung cấp ra thị trường khoảng 3-5 tấn rau củ quả, 10 tấn ổi lê Thái Lan và các loại quả theo mùa, nguồn lợi nhuận mang lại ước tính hơn 1 tỷ đồng” – anh Cường cho hay.

bqbht_br_f3.jpg
Trang trại gà Vạn An ứng dụng nhiều thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo môi trường phát triển lý tưởng cho vật nuôi

Tại trang trại gà Vạn An (xã Toàn Lưu), với quy mô hơn 8.000 con gà đẻ, chủ trang trang trại đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống giàn làm mát bằng hơi nước, hệ thống quạt đối lưu, hệ thống chiếu sáng chuyên dụng… Nhờ đó, việc chăm sóc gà được thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Cụ thể, toàn bộ hệ thống khay uống nước, khay đựng thức ăn được vận hành theo cơ chế tự động, chủ trang trại có thể kiểm soát chính xác khẩu phần ăn cho gà nhằm đảm bảo dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Bên cạnh đó, mô hình này còn có thể điều khiển qua điện thoại các chỉ số về môi trường, nhiệt độ và không khí… tạo môi trường sống thuận lợi cho gà, hạn chế các mầm bệnh xâm nhập, tiết kiệm chi phí về nhân công và gia tăng lợi nhuận.

bqbht_br_f2.jpg
Các chỉ số về môi trường, nhiệt độ và không khí… được điều chỉnh phù hợp, tạo môi trường sống thuận lợi cho vật nuôi.

Không chỉ trong trồng trọt, chăn nuôi, với các cơ sở kinh doanh, sản xuất sản phẩm OCOP, nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, việc ứng dụng công nghệ số được xem là tất yếu để thay đổi phương thức sản xuất phù hợp với xu hướng, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Chị Nguyễn Thị Sáng – Giám đốc HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng (xã Thiên Cầm) chia sẻ: “Để nâng cao chất lượng, giữ vững hạng sao OCOP cho sản phẩm nước mắm Phú Sáng, bên cạnh chú trọng nguồn nguyên liệu tươi ngon, công thức muối gia truyền, tôi còn đầu tư thêm công nghệ chiết rót tự động với kinh phí hơn 750 triệu đồng. Công nghệ này không chỉ đảm bảo độ chính xác, đồng đều mà còn tăng năng suất sản xuất, tiết kiệm nhân công và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.

bqbht_br_f4.jpg
Công nghệ chiết rót tự động được HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng đầu tư hơn 750 triệu đồng

Không chỉ ứng dụng công nghệ trong sản xuất, HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng còn chú trọng tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại qua các nền tảng số. “Chúng tôi đầu tư tạo mã QR công khai thông tin sản phẩm, gia tăng sự tin cậy cho người dùng; liên kết với các sàn thương mại điện tử để tăng số lượng tiêu thụ. Hiện nay, sản phẩm nước mắm Phú Sáng đã trở thành mặt hàng quen thuộc tại thị trường trong tỉnh và một số địa phương như: Đà Nẵng, Huế, Nghệ An, Hà Nội… và xuất khẩu sang thị trường Úc với số lượng hơn 15.000 lít mỗi năm” - chị Sáng chia sẻ.

Nhằm thay đổi phương thức sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh đã phối hợp với các địa phương triển khai phần mềm quản lý chất lượng nông, lâm, thuỷ sản gắn với truy xuất nguồn gốc điện tử. Theo đó, hơn 29.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, tổ hợp tác đã được cập nhật lên hệ thống phần mềm; hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được tập huấn về ứng dụng các thiết bị, công nghệ số, cập nhật hệ thống quản lý chất lượng, đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.

bqbht_br_f5.jpg
Chị Nguyễn thị Sáng (ở giữa) hướng dẫn khách hàng tra cứu thông tin sản phẩm qua mã QR.

Ông Phạm Nam Anh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Quản lý chất lượng (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh) chia sẻ: “Để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, việc ứng dụng các công nghệ số, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu. Hiện nay, các mô hình sản xuất có ứng dụng các thiết bị công nghệ thông minh, công nghệ số đang dần phổ biến, lan tỏa, góp phần thay đổi tư duy của người sản xuất kinh doanh, đánh thức tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đây cũng là tiền đề để Hà Tĩnh phát triển nông nghiệp thông minh, tạo nên nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Công nghệ 4.0 tại Hà Tĩnh

Đọc thêm

Hà Tĩnh tự tin “chinh phục” mục tiêu tăng trưởng 9%

Hà Tĩnh tự tin “chinh phục” mục tiêu tăng trưởng 9%

Hà Tĩnh đang viết tiếp hành trình phát triển với nhiều kỳ vọng. Năm 2025, tỉnh đặt ra mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 9%. Đây không đơn thuần là một kế hoạch mà còn là sự cam kết mạnh mẽ về tầm nhìn, trách nhiệm trước Nhân dân và về một Hà Tĩnh quyết tâm vươn tới.
Vựa ngao Mai Phụ hối hả thu hoạch

Vựa ngao Mai Phụ hối hả thu hoạch

Gần đây, thị trường tiêu thụ tốt, giá cả tăng nên người nuôi trồng ở xã Mai Phụ (Hà Tĩnh) đang hối hả thu hoạch ngao thương phẩm để bán cho thương lái.
Giá xăng giảm, dầu tăng

Giá xăng giảm, dầu tăng

Giá xăng giảm, dầu (trừ mazut) tăng từ 15h hôm nay (24/7), sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương - Tài chính.
Mật ong Vũ Quang - nếm một lần là nhớ mãi

Mật ong Vũ Quang - nếm một lần là nhớ mãi

Mật ong được kết tinh bởi hàng ngàn đôi cánh ong không mỏi. Phía sau đó là bàn tay bền bỉ của những người chọn sống cùng ong, đi theo ong và giữ gìn vị ngọt núi rừng. Ở Hà Tĩnh, mật ong Vũ Quang đã có tiếng vang.
Đón làn sóng đầu tư mới vào hạ tầng cụm công nghiệp

Đón làn sóng đầu tư mới vào hạ tầng cụm công nghiệp

Nửa đầu năm 2025, Hà Tĩnh thu hút 11 nhà đầu tư xúc tiến phát triển hạ tầng cụm công nghiệp. Theo đó, nhiều cụm công nghiệp ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư thứ cấp, góp phần tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương.
Giá vàng đi ngang, nhà đầu tư ngắn hạn thấp thỏm lo

Giá vàng đi ngang, nhà đầu tư ngắn hạn thấp thỏm lo

Trong bối cảnh giá vàng biến động trong biên độ hẹp, thị trường đang trải qua giai đoạn giao dịch trầm lắng khiến nhiều nhà đầu tư ngắn hạn ở Hà Tĩnh thấp thỏm lo vì đã lỡ “ôm” vàng giá cao trong những tháng trước.