Chủ động xử lý các tồn tại, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu ngành TN&MT cần chủ động xử lý các tồn tại, vướng mắc về đất đai, khoáng sản và môi trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2023.

Chiều 9/2, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Giám đốc Sở TN&MT Lê Ngọc Huấn chủ trì hội nghị tổng kết công tác ngành TN&MT năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đặng Ngọc Sơn, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng dự.

Chủ động xử lý các tồn tại, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Giám đốc Sở TN&MT Lê Ngọc Huấn chủ trì hội nghị.

Năm 2022, ngành TN&MT tỉnh đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra đầu năm. Trong năm, Sở TN&MT đã tiếp nhận 20.933 văn bản, ban hành 6.841 văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Các văn bản của các cấp, ngành đều được triển khai, tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời.

Chủ động xử lý các tồn tại, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường

Phó Giám đốc Sở TN&MT Phan Lam Sơn báo cáo kết quả của ngành TN&MT trong năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Sở đã hoàn thành phương án phân bổ đất đai để tích hợp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050; trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của cấp huyện; tham mưu UBND tỉnh trình Bộ TN&MT thẩm định kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh (giai đoạn 2021-2025).

Chủ động xử lý các tồn tại, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo các sở, ngành và địa phương dự hội nghị.

Tham mưu UBND tỉnh 38 hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 108,16 ha, chấp thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án phi nông nghiệp đối với 24 dự án; phối hợp với Sở KH&ĐT kiểm tra, thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho thuê đất và cho ý kiến về giãn tiến độ đầu tư, điều chỉnh quy hoạch mặt bằng sử dụng đất đối với 335 dự án…

Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật địa chính tổ chức đấu giá đối với 3 khu đất, đề xuất xử lý theo thẩm quyền đối với 20/60 khu đất UBND tỉnh giao, đang trực tiếp xử lý đối với 11 khu đất; tiếp tục triển khai thực hiện dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (dự án VILG) trên địa bàn 13 huyện, thị, đã đạt trên 75% giá trị khối lượng.

Chủ động xử lý các tồn tại, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Việt Hà thông tin một số nội dung liên quan tới các dự án đầu tư có thuê đất trên địa bàn tỉnh.

Sở cũng đã rà soát các mỏ khoáng sản phục vụ dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, triển khai thực hiện nhiệm vụ khoanh định điều chỉnh, bổ sung các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền trên 19,8 tỷ đồng; kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh ban hành 28 quyết định đóng cửa mỏ, phê duyệt 5 đề án đóng cửa mỏ.

Trong năm, Sở TN&MT tiếp công dân 61 cuộc, với 67 lượt người, tiếp nhận xử lý 185 đơn, trong đó có 25 đơn UBND tỉnh giao tham mưu xử lý; thực hiện 11 đoàn thanh, kiểm tra theo kế hoạch...

Tuy vậy, trong năm 2022, ngành TN&MT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 cấp huyện còn chậm; việc xác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh, nhất là nhóm dự án đấu thầu, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh, kinh doanh bất động sản còn khó khăn, lúng túng, chậm tiến độ; tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số địa phương, nhất là rác thải, tình trạng chăn nuôi trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra...

Chủ động xử lý các tồn tại, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường

Cục trưởng Cục Thuế Hà Tĩnh Trương Quang Long trao đổi về sự phối hợp giữa Cục Thuế và Sở TN&MT trong việc thu tiền sử dụng đất trong thời gian qua.

Để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, trong năm 2023, ngành TN&MT đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua danh mục các công trình dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024; trình UBND tỉnh xem xét, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ khoanh định điều chỉnh, bổ sung các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản theo kế hoạch đã được phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là đối với việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền ở địa phương, đơn vị...

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải ghi nhận và biểu dương những kết quả mà ngành TN&MT đã đạt được trong năm 2022 khi đã bám sát nhiệm vụ chính trị, hoàn thành cơ bản các nội dung theo chương trình khung kinh tế - xã hội của UBND tỉnh, có sự nỗ lực trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Chủ động xử lý các tồn tại, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kết luận hội nghị.

Thẳng thắn chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế, nhất là các vấn đề liên quan tới lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu ngành TN&MT, các địa phương, nhất là giám đốc sở, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung chỉ đạo, phát huy mặt tích cực, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, tạo chuyển biển rõ nét trong thời gian tới trên tất cả các mặt tham mưu quản lý.

Về nhiệm vụ trọng tâm của ngành TN&MT trong năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu toàn ngành tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; nâng cao đạo đức công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Trước mắt, ngành TN&MT cần chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); rà soát, tham mưu UBND tỉnh thực hiện giao đất, cho thuê đất, phê duyệt giá đất cụ thể đối với các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng còn vướng mắc; tập trung công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án trọng điểm, nhất là tại KKT Vũng Áng, dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam...

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thị xã cần chỉ đạo, giám sát cấp xã, phòng chuyên môn quan tâm hướng dẫn Nhân dân xây dựng hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, công nhận, công nhận lại đất ở trước năm 1980; tổ chức tập huấn cho công chức địa chính, tư pháp cấp xã để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng hồ sơ đất đai, hồ sơ chứng thực, công chứng các văn bản ủy quyền, thừa kế liên quan đến đất đai và chuyển quyền sử dụng đất đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật...

Chủ động xử lý các tồn tại, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải trao bằng khen của UBND tỉnh cho 1 tập thể, 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

ĐBQH Hà Tĩnh tham gia góp ý dự thảo Luật Công chứng

ĐBQH Hà Tĩnh tham gia góp ý dự thảo Luật Công chứng

Tham gia thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), đại biểu Trần Đình Gia - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đề xuất mở rộng mô hình văn phòng công chứng, tăng cường trách nhiệm công chứng viên.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét công tác nhân sự, cho ý kiến kỳ họp thứ 8

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét công tác nhân sự, cho ý kiến kỳ họp thứ 8

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với 8 dự án luật, trong đó có 2 dự án luật về đầu tư là dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Dự án đường sắt tốc độ cao có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển

Dự án đường sắt tốc độ cao có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển

Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục bắc-nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Phản ánh đầy đủ, kịp thời kiến nghị của cử tri đến Quốc hội

Phản ánh đầy đủ, kịp thời kiến nghị của cử tri đến Quốc hội

Đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh tiếp tục sâu sát cơ sở, tổ chức đối thoại, lắng nghe Nhân dân, kịp thời giải quyết những phản ánh, kiến nghị của Nhân dân.