Chung tay vì người nghèo Đức Thọ và hiệu ứng từ công tác truyền thông

(Baohatinh.vn) - Hoạt động truyền thông trên địa bàn Đức Thọ (Hà Tĩnh) được triển khai đa dạng, sâu rộng góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Chung tay vì người nghèo Đức Thọ và hiệu ứng từ công tác truyền thông

Cổng thông tin điện tử huyện Đức Thọ - một trong những kênh tuyên truyền hiệu quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách lớn, có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, thời gian qua, huyện Đức Thọ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về giảm nghèo được xác định là một trong những nội dung quan trọng và đã được triển khai sâu rộng.

Chung tay vì người nghèo Đức Thọ và hiệu ứng từ công tác truyền thông

Ban vận động cứu trợ huyện Đức Thọ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo ở xã Thanh Bình Thịnh

Bà Mai Thị Ngọc Hà - Phó Trưởng phòng Văn hóa huyện Đức Thọ cho biết: "Hoạt động truyền thông trên lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo luôn được cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp quan tâm chỉ đạo. Công tác tuyên truyền được tổ chức thực hiện với nhiều hình thức, nội dung phong phú như: bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp về công tác giảm nghèo, sản xuất các ấn phẩm truyền thông, tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại...; phổ biến, cập nhật các chế độ, chính sách xóa đói giảm nghèo của trung ương, của tỉnh, huyện đến với cán bộ, Nhân dân. Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền cũng làm rõ trách nhiệm tham gia của người dân, người nghèo trong chương trình giảm nghèo; giới thiệu kinh nghiệm làm ăn, kiến thức khoa học kỹ thuật, cách làm hay, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng".

Chung tay vì người nghèo Đức Thọ và hiệu ứng từ công tác truyền thông

Fanpage Đài Truyền hình Đức Thọ có nhiều thông tin đa dạng, nội dung hấp dẫn, đóng góp hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM của huyện.

Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Đức Thọ là đơn vị chủ lực trong công tác thông tin, tuyên truyền của huyện. Những năm qua, bên cạnh tuyên truyền trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đơn vị đã tập trung tuyên truyền trên lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều hình thức, phong phú về nội dung.

Bà Trần Thị Thanh Thủy - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Đức Thọ cho biết: "6 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã sản xuất 144 chương trình phát thanh, hơn 1.000 tin, bài, phóng sự, video clip..., trong đó có 40% thời lượng tin bài liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác xóa đói, giảm nghèo. Bên cạnh phát trên hệ thống phát thanh, truyền hình và cổng thông tin điện tử của huyện, đơn vị cũng đã thực hiện phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh và mạng xã hội facebook, zalo... Nhiều tin bài giới thiệu về những mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được lan tỏa, nhân rộng. Đặc biệt, qua các kênh truyền thông của huyện, nhiều chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế được người dân tiếp cận kịp thời, hiệu quả"

Điều đáng nói, các kênh tuyên truyền, nhất là truyền hình địa phương và hệ thống truyền thanh cơ sở được người dân đón nhận, tin tưởng. “Từ các chương trình phát thanh, truyền hình của huyện và hệ thống loa phát thanh của xã, người dân chúng tôi đã tiếp cận được rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước như: chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ vay vốn cho hộ nghèo, cận nghèo… Nắm bắt được các chính sách hỗ trợ, chúng tôi được hướng dẫn, tạo điều kiện để tiếp cận các chính sách một cách kịp thời, góp phần từng bước ổn định cuộc sống” - chị Lê Thị Lan ở xã An Dũng cho hay.

Chung tay vì người nghèo Đức Thọ và hiệu ứng từ công tác truyền thông

Thông qua các kênh tuyên truyền của huyện, cơ sở sản xuất kẹo cu đơ, bánh đa vừng Trung Hằng đã tiếp cận được chính sách, tham gia chương trình OCOP.

Cũng qua hệ thống thông tin, tuyên truyền, nhiều mô hình phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của Đức Thọ ngày càng phát triển về quy mô, nâng cao giá trị. Ông Cao Quốc Trung - chủ cơ sở sản xuất kẹo cu đơ, bánh đa vừng Trung Hằng, xã Tân Dân cho biết: “Thông qua các kênh tuyên truyền, chúng tôi không chỉ được tiếp cận các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện về xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP mà còn được hỗ trợ xây dựng các chương trình quảng bá, giới thiệu các sản phẩm ra thị trường”.

Chung tay vì người nghèo Đức Thọ và hiệu ứng từ công tác truyền thông

Qua thông tin trên Báo Hà Tĩnh, Ngân hàng NN&PTNT huyện Đức Thọ đã trao sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cho 2 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Long Phúc, xã Tân Dân.

Đến nay, toàn huyện Đức Thọ có 1.124 hộ nghèo (tỷ lệ 3,58%), 1.235 hộ cận nghèo (tỷ lệ 3,93%). Với mục tiêu đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm thêm 0,4 - 0,5%, cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp huyện Đức Thọ tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó xác định công tác thông tin, truyền thông luôn là nhiệm vụ trọng tâm, đi đầu và xuyên suốt quá trình.

Để đạt được mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm thêm 0,4 - 0,5%, UBND huyện đã đặt ra các giải pháp trọng tâm, trong đó có công tác truyền thông. Theo đó, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện, các xã, thị trấn tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, chính sách giảm nghèo, đảm bảo là kênh thông tin chính xác, tin cậy cho người dân, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.

Bà Mai Thị Ngọc Hà
Phó phòng Văn hóa huyện Đức Thọ

Chủ đề Vì người nghèo

Đọc thêm

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.