Chuyên gia: “Rồng lửa” S-400 của Nga không đủ để "che chắn" Syria

Chuyên gia cho rằng, chỉ riêng hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga là không đủ để ngăn chặn một vụ tấn công nhằm vào Syria như đợt tấn công tên lửa của Mỹ hồi tuần trước. Đó có thể là lý do tại sao Nga có kế hoạch tăng cường hệ thống phòng thủ ở Syria trong thời gian tới.

chuyen gia rong lua s 400 cua nga khong du de che chan syria

Một hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga hay còn được mệnh danh là "Rồng lửa". (Ảnh minh họa: Press TV)

Sau vụ Mỹ tấn công căn cứ không quân Shayrat của Syria hôm 7/4, Nga tuyên bố sẽ triển khai các hệ thống vũ khí để tăng cường khả năng bảo vệ các đơn vị của mình đang làm nhiệm vụ chống khủng bố tại Syria.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, nói: “Để bảo vệ các mục tiêu quan trọng tại Syria, một loạt các biện pháp sẽ được triển khai trong tương lai gần để tăng cường và cải thiện hiệu quả các hệ thống phòng không của quân đội Syria”.

Ông Konashenkov cho biết thêm, trong số 59 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ chỉ có 23 tên lửa trúng căn cứ Shayrat. Điều này làm dấy lên câu hỏi liệu 36 tên lửa còn lại đã bị hệ thống phòng không Syria vô hiệu hóa. Ở chiều ngược lại, không ít ý kiến cho rằng, điều này cho thấy hệ thống phòng không của Nga ở Syria không đủ sức để ngăn chặn một cuộc tấn công như vậy khi hàng chục tên lửa vẫn tiếp cận và phá hủy một phần căn cứ Shayrat.

Ông Vladimir Karjakin, một đại tá Không quân Nga đã nghỉ hưu và nay là giáo sư tại Đại học Quân sự Nga, cho rằng: “Chúng ta cần thiết lập một mạng lưới phòng không có thể đánh bật mọi cuộc tấn công từ trên không. Chỉ sử dụng các hệ thống phòng không S-300 hay S-400 là không đủ. Cần nhớ rằng việc đưa các hệ thống này tới Syria ban đầu là động thái mang tính ngoại giao quân sự. Tuy nhiên, chúng ta có thể cân nhắc lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Syria”.

“Ngoài ra, chúng ta cũng cần thêm các biện pháp phòng vệ khác. Điều này đồng nghĩa với việc các hệ thống phòng không như Buk đối với tên lửa tầm trung, hay hệ thống Tor và Kub cho tên lửa tầm ngắn, hoặc các hệ thống có tính cơ động cao như Verba và Igla cũng nên được cân nhắc triển khai tại Syria. Bên cạnh đó, tôi cũng cho rằng các căn cứ và vị trí quan trọng ở Syria cũng cần phải được trang bị hệ thống phòng không Pantsir-S”.

Chuyên gia Karjakin nhận định hệ thống Pantsir-S có thể phát hiện và tấn công các loại chiến đấu cơ, trực thăng, bom có trang bị hệ thống dẫn đường hay tên lửa đạn đạo đối phương trong thời gian ngắn. Ông cho rằng đây là hệ thống có những tính năng phòng vệ hiện đại, giúp cảnh báo sớm các nguy cơ từ trên không. Theo ông, nếu Nga triển khai Pantsir-S tại Syria từ sớm, sẽ không xảy ra vụ việc như Mỹ bắn Tomahawk vào căn cứ Shayrat.

Theo Sputnik/Dantri

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.