Chuyện ông Nhị “gà”

(Baohatinh.vn) - Bây giờ, làng tôi chẳng còn diễn ra các trò chơi dân gian như ngày xưa nữa. Nhưng những kỷ niệm về ông hàng xóm mê nuôi gà chọi và tham gia cuộc thi chọi gà do làng mở ngày ấy vẫn còn in đậm trong tôi.

Tên ông là Nhị, bà con trong vùng thường gọi là ông Nhị “gà”. Ông Nhị gà hồi đó đã ngoài tuổi 40, bọn trẻ con thường phong cho ông là người khổng lồ, bởi ông cao to nhất làng, đi nhanh như gió. Ông mê gà chọi và rất yêu trẻ con...

Ông Nhị làng tôi chẳng bao giờ ngủ trưa đẫy giấc. Lúc thì lúi húi đào giun đất ngoài vườn, lúc lại ngồi cặm cụi vót từng sợi mây để sửa cái giỏ đựng thức ăn cho gà. Có bữa đã quá 10h đêm, cả làng tắt đèn đi ngủ, ông Nhị đứng ngoài ngõ nhà tôi gọi to. Cha tôi cầm đuốc chạy ra, tưởng gia đình ông có chuyện gì, hóa ra, ông Nhị khẩn khoản: “Bác cho nhà em gửi con gà này ít hôm, bởi gà nhà ông Lun đang bị “động”, nhiều con toi rồi. Nếu nhỡ đàn gà nhà em xẩy ra rủi ro thì đành chịu, chứ chàng “đấu sỹ” này, em nhất quyết giữ bằng được”.

chuyen ong nhi ga

Hấp dẫn thú chơi chọi gà. Ảnh: Minh Lý

Con gà chọi của ông Nhị đẹp thật, cái mào dâu đỏ tía; toàn thân vàng óng; chùm đuôi dài, đen lóng lánh. Kỳ lạ, đôi “bắp chân” con gà chọi nhẵn thín, cẳng chân lớp da màu vàng nhạt, trên nền da ấy xuất hiện những đường gân xanh. Mỏ gà màu trắng ngà, nhọn hoắt, cựa gà dài nhọn và sắc như lưỡi dao... Giọng gáy khàn khàn, “anh chàng” này chỉ tập trung cho công việc hàng ngày “luyện võ”.

Ông Nhị chăm con gà trống này hơn cả con lợn, con trâu… Có những lúc đi cày, ông nhịn đói nhưng tuyệt nhiên không để con gà chọi đói. Ngày ấy, nhà ông Nhị nghèo lắm, đến mùa giáp hạt, ông ăn sắn thay cơm, trong chum còn khoảng một cân gạo tấm cũng để dành cho gà chọi. Mỗi tuần ít nhất cũng dành cho nó một giỏ cua đồng được rang thật chín rồi giã mịn, trộn với cám. Ông Nhị là người khéo tay nên chuồng gà chọi có đầy đủ những vật dụng bằng tre tự tay ông đan rất xinh xắn. Nào chiếc rổ bằng tre để gà nằm mùa đông, nào cái sào tre để gà đậu thoáng mát ngày hè, nào chiếc máng tre nhỏ xíu để đựng nước uống cho gà.

Tết đến, không chỉ làng tôi mà các làng trên đất Hương Sơn đều mở hội thi chọi gà có thưởng. Muốn giành được giải, các chủ nuôi gà phải cho gà “luyện võ” và tự “đấu” với nhau ở góc sân nhà mình, trước khi vào đấu trường. Họ mong muốn làm sao con gà chọi của họ thành thạo từ “thế đá” thượng phong, đến cách “đón lối” và cả sức “chịu đựng” trước những “cú đòn” bất ngờ của đối phương.

Tôi không biết làng tôi từ xưa đã tổ chức được bao nhiêu cuộc thi chọi gà truyền thống nhưng lần tôi được xem chọi gà thú vị nhất là Tết Mậu Thân 1968, tổ chức lễ thi chọi gà ngay tại sân đình Hồng Thái. Chiều mồng 2 Tết, người khắp nơi đổ về đông nghịt. Cái sân đình rộng đến hơn 5.000 m2, ấy vậy mà, người vòng trong, vòng ngoài vây kín.

Đấu trường của gà được dựng bằng những tấm lá cót mà người dân vẫn dùng để đựng thóc. Mỗi chiếc lá cót đều được nẹp bằng những thanh tre cắm vào đất. Ban tổ chức chấm giải cuộc thi chọi gà có cụ Tiêu, cụ Kinh thuộc nhóm người cao tuổi và đã có kinh nghiệm chấm thi các trò chơi dân gian của làng... Tiếng trống hội bắt đầu rộn rã nổi lên... Tôi nhìn rõ, có tới 10 người tham gia, trong đó có ông Nhị xóm tôi. 10 người ôm con gà chọi trước bụng, đứng trước “đấu trường” cúi đầu chào khán giả. Tất cả những con gà thi đấu đều được buộc một miếng vải điều nhỏ xíu ở chân, trên miếng vải ấy có đề số bằng mực nho của các con gà dự thi. Lớp vải điều vừa như tôn vinh vẻ oai phong của các chú gà sắp bước vào chiến trận, vừa như “chúc” cho sự may mắn.

Sau một số thủ tục, nhịp trống nổi lên, màn đấu gà bắt đầu. Ông Khôi - Trưởng ban tổ chức xướng tên: “Mời con gà số 4 và số 7 lên trường đấu”. Con gà số 7 là của ông Nhị rồi. Tôi hồi hộp, dán mắt nhìn theo ông Nhị đang thả con gà trên sân cỏ. “Nhanh lên gà ơi, mày mà thua thì đừng về nhà lần này nữa nhé” - tôi muốn ghé vào tai bảo nó. Nhưng xem kìa, con gà đối phương của ông Tích nhìn cũng mập, cũng cao, cũng nhanh, móng và cựa cũng dài sắc có kém gì gà ông Nhị đâu. Mười phút hiệp 1, con gà của ông Nhị bị thua. Cái nách phía bên phải đã bị con gà ông Tích đá theo lối “thượng võ”, khiến nó rụng mất 3 chiếc lông...

Nhưng tôi thấy con gà ông Nhị tự tin lắm, cả ông Nhị nữa, vẫn rạng rỡ cười nói vui vẻ. Chẳng thể ngờ, 2 “hiệp đá” sau, gà ông Tích lại bị thua tới tấp. Cú đá ngoạn mục nhất là vào “hiệp 3”, con gà trống của ông Nhị co 2 chân, xòe rộng 2 cánh, nhảy vút lên khỏi mặt đất rồi tung đòn khiến gà ông Tích lăn đùng ra giữa sân. Người đánh trống lúc này mỏi cả tay, người hò hét như rung cả mái ngói đình làng. Kết thúc buổi lễ, ban tổ chức trao thưởng cho chủ gà chọi số 7 là ông Thái Bá Nhị. Phần thưởng là 2 gói thuốc lá Điện Biên bao bạc kèm theo một thư khen của ông chủ tịch xã.

Đêm ấy, ông Nhị vui vẻ mở “tiệc” lạc rang, nước chè xanh thơm phức để mời mọi người trong xóm. Cha tôi cũng được ông Nhị mời đến dự và “khao” một điếu thuốc lá. Lũ trẻ chúng tôi thuộc diện “khách không mời” cũng tự nguyện đến chia vui, nên được ông Nhị cho mỗi đứa một nắm lạc rang bỏ vào túi áo.

Chủ đề Chào năm mới 2024

Đọc thêm

“Cày” phim - từ thú vui đến hệ lụy

“Cày” phim - từ thú vui đến hệ lụy

Việc “cày” phim xuyên đêm đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau thú vui ấy là những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
'Đội trưởng Mỹ' gây phấn khích

'Đội trưởng Mỹ' gây phấn khích

“Captain America: Brave New World” nhận nhiều phản hồi tích cực sau buổi chiếu sớm. Phim được kỳ vọng làm bùng nổ phòng vé toàn cầu sau những tuần đầu năm ảm đạm.
"Tuyết trắng màu hoa mận" trên cao nguyên Mộc Châu

"Tuyết trắng màu hoa mận" trên cao nguyên Mộc Châu

Những ngày đầu xuân mới, cao nguyên Mộc Châu khoác lên mình màu trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa mận, báo hiệu mùa xuân về. Với hơn 3.200 ha mận trải rộng khắp các triền đồi, Mộc Châu trở thành vùng trồng mận hậu lớn nhất của cả nước. Trong dịp này, du khách từ khắp mọi miền tìm về để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn và lưu lại những hình ảnh với hoa mận trắng muốt, tinh khôi.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng. Phối khí: NSƯT Mạnh Thắng. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Mùa xanh

Podcast truyện ngắn: Mùa xanh

Cầm chiếc bánh buộc lạt vuông vức do chính tay Thàn gói, đôi mắt mẹ bỗng chùng xuống, cảm giác nghẹn ngào cứ thế dâng lên. Bao lâu rồi nhà mới gói bánh chưng, hình như khoảnh khắc này mùa xuân mới về thật rồi đấy...
 Ngồi tựa song đào - Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Ngồi tựa song đào - Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Ngồi tựa song đào. Phối khí: NS Lưu Ngọc. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Bản tình ca Hoa Tiên

Bản tình ca Hoa Tiên

Những ngày đầu năm mới 2025, tác phẩm Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự (1743-1790) được tái bản nhằm chuẩn bị cho sự kiện tưởng niệm 235 năm Ngày mất của danh nhân - tháng 9/2025.
Con đường trở thành ca sĩ tỷ phú của Taylor Swift

Con đường trở thành ca sĩ tỷ phú của Taylor Swift

Năm 2024, Taylor Swift khép lại chuyến lưu diễn kéo dài gần 2 năm vòng quanh thế giới đạt doanh thu gần 2 tỷ USD. Đây là con số trong mơ với một nghệ sĩ biểu diễn trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Hát xoan Phú Thọ: Mó cá

Hát xoan Phú Thọ: Mó cá

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Mó cá" do các nghệ nhân dân gian phường xoan An Khái (Kim Đức, Phú Thọ) biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt

Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt

Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt. Biểu diễn: Tốp múa nữ. Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Vui xuân ở Đình Hoa Vân Hải

Vui xuân ở Đình Hoa Vân Hải

Các hoạt động sôi nổi nhân dịp đầu xuân tại Đình Hoa Vân Hải (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) nhằm thắt chặt tình làng xóm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất.
Hát xoan Phú Thọ: Hát ru mời rượu

Hát xoan Phú Thọ: Hát ru mời rượu

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Hát ru mời rượu" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.