Chuyển tải kiến thức pháp luật đến người lao động

(Baohatinh.vn) - Nâng cao chất lượng gắn với đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người lao động (NLĐ) luôn là mối quan tâm hàng đầu, việc làm thường xuyên của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Tĩnh. Nhờ đó, pháp luật đã được chuyển tải đến với NLĐ một cách thiết thực, hiệu quả nhất.

chuyen tai kien thuc phap luat den nguoi lao dong

Cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa được Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức tại huyện Hương Khê.

Dù không đạt giải cao tại cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa do LĐLĐ tỉnh tổ chức nhưng với Lê Thị Nghĩa – làm việc tại Công ty TNHH Hoàng Ngọc (Hương Khê) thì phần thưởng đáng quý nhất là những kiến thức pháp lý thu được qua lần tham dự này.

Chị Nghĩa tâm sự: “Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp công đoàn và lãnh đạo đơn vị, tôi và các bạn được tiếp cận với những nội dung pháp luật để từ đó có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình. Hội thi đã tạo nên một sân chơi bổ ích, lý thú”.

Đây là một trong những hình thức PBGDPL hiệu quả nhất mà LĐLĐ tỉnh đã triển khai trong thời gian qua. Bằng các chủ đề thiết thực, NLĐ không chỉ nắm vững các kiến thức pháp lý cần thiết mà còn có cơ hội thể hiện và vận dụng trong thực tiễn lao động, sản xuất.

“Qua các hội thi, các cấp công đoàn đánh giá được trình độ, nhận thức pháp lý của NLĐ để có kế hoạch, giải pháp tuyên truyền hữu hiệu. Đồng thời, đây cũng là cuộc “sát hạch” để NLĐ và người sử dụng lao động kiểm tra, soát xét lại việc áp dụng các cơ chế, chính sách và pháp luật trong hoạt động của đơn vị mình”, Phó ban Tuyên giáo LĐLĐ tỉnh Lê Nữ Ái Chi cho biết.

Một trong những hình thức PBGDPL nhằm chuyển tải pháp luật đến với NLĐ là thông qua các buổi đối thoại, trao đổi trực tiếp. Tại các buổi tuyên truyền, báo cáo viên dành thời gian cho NLĐ đặt các câu hỏi và trả lời trực tiếp cho NLĐ và ngược lại, báo cáo viên đặt ra những câu hỏi tình huống để NLĐ củng cố kiến thức cũng như vận dụng vào những trường hợp vướng mắc gặp phải. Trong điều kiện hoạt động đặc thù ở các doanh nghiệp, việc lựa chọn thời điểm tổ chức tuyên truyền cũng hết sức linh hoạt, không làm ảnh hưởng đến thời giờ sản xuất của doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là thông qua hoạt động truyền thông trực tiếp tại đơn vị, chủ doanh nghiệp và NLĐ đều được tiếp thu những kiến thức pháp luật vô cùng hữu ích.

Đặc biệt, LĐLĐ tỉnh thường xuyên tổ chức tốt “Ngày pháp luật“. Trong các cuộc sinh hoạt pháp luật, Văn phòng Tư vấn pháp luật phối hợp với các ban của LĐLĐ tỉnh tổ chức cho cán bộ, công chức cơ quan đối thoại trực tiếp về những vướng mắc trong thực hiện chế độ, chính sách cho NLĐ theo quy định của pháp luật. Các ý kiến đều được trả lời thỏa đáng, giúp cho cán bộ, công chức cơ quan có kiến thức sâu hơn về hiểu biết pháp luật để tham mưu, chỉ đạo cơ sở hoạt động có hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, có 1.609 công đoàn cơ sở đã lồng ghép tổ chức được hơn 400 cuộc tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật… với gần 19.000 lượt người tham gia. Bên cạnh đó, những hình thức tuyên truyền như: tuyên truyền miệng, công tác nêu gương người tốt, việc tốt, hoặc lồng ghép vào các hội nghị, hội họp, giao ban trong cơ quan và hình thức hội thi, thi tìm hiểu, nói chuyện chuyên đề, xây dựng và sử dụng tủ sách pháp luật… cũng được các cấp công đoàn lựa chọn áp dụng thực hiện hiệu quả.

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Thị Hải Yến cho biết: LĐLĐ tỉnh chỉ đạo công đoàn các cấp không ngừng đổi mới hình thức tuyên truyền. Bằng các hình thức lồng ghép, sân khấu hóa và đối thoại trực tiếp, pháp luật được chuyển tải đến với công nhân, viên chức, lao động một cách hiệu quả nhất. Từ đó, trang bị cho công nhân, viên chức, lao động những kiến thức pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình và có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.