Con đường làm Tổng thống lạ kỳ của ông Putin

Ông Putin không có ý định theo con đường trở thành Tổng thống. Dù vậy, ông tiếp tục củng cố quyền lực bởi lúc nào ông cũng lo lắng về những âm mưu chống lại nước Nga.

con duong lam tong thong la ky cua ong putin

Ông Putin đi bỏ phiếu ở thủ đô Matxcơva sáng 18-3 - Ảnh: REUTERS

Trong tác phẩm "Hommes du Kremlin" (Những người ở Điện Kremlin) được phát hành tại Pháp vào tháng 1-2018, nhà báo - nhà sử học Nga Mikhail Zygar mô tả ban đầu ông Putin không tự mình quyết định con đường trở thành Tổng thống.

Vladimir Putin - người được chọn

Theo tác giả Mikhail Zygar, Tổng thống Boris Yeltsin chọn Putin làm người kế nhiệm vì Putin không can dự vào các nhóm tài phiệt Nga. Yeltsin muốn ngăn chặn những người tìm cách khôi phục chế độ Xô viết và Putin được đánh giá là người có thể làm việc ấy.

Putin còn trẻ, không có quá khứ bắt rễ sâu trong chế độ Xô viết, lại là người có tư tưởng dân chủ vì đã từng tham gia nhóm cải cách của Anatoly Sobchak, thị trưởng đầu tiên của St. Petersburg.

Đến khi cầm quyền, Putin dần dần xây dựng quyền lực. Đầu tiên là kiểm soát các kênh truyền hình lớn của các nhóm tài phiệt. Kế đến kiểm soát Tập đoàn dầu khí Yukos và bắt giữ tỉ phú - chủ tập đoàn Mikhail Khodorkovsky.

con duong lam tong thong la ky cua ong putin

Tổng thống Yeltsin (phải) đã chọn sĩ quan trẻ Vladimir Putin làm Thủ tướng năm 1999. Ngày 7-5-2000, Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống - Ảnh: RIA NOVOSTI

Lòng trung thành của guồng máy lãnh đạo Nga đối với Putin là tuyệt đối. Guồng máy hoạt động dựa vào sự hiện diện của Putin và năng lượng từ Putin"

Nhà báo người Bỉ Jeroen Zuallaert

Sau đó, Putin quyết định ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai vì những người thân cận thuyết phục ông như thế.

Và rồi xảy ra "cách mạng cam" ở Ukraine tháng 11-2004. Đây là lần đầu tiên ông Putin cho rằng có hoạt động mưu phản chống lại Nga. Ba năm sau, Putin nhận thấy Ukraine chưa đến mức căng thẳng như ông nghĩ nên trao quyền lại cho Dmitry Medvedev để lùi về vị trí Thủ tướng.

Putin không thể thoát khỏi guồng máy

Mùa xuân Ả rập xảy ra. Putin đánh giá đây là thời điểm rất nguy hiểm đối với Nga và ông cần quay lại vị trí Tổng thống để bảo vệ đất nước.

Sau đó đến mùa đông 2011-2012, nhiều cuộc biểu tình lớn bùng phát ở Matxcơva. Thật ra chỉ một thiểu số xuống đường nhưng đây là thiểu số thuộc tầng lớp trí thức và trung lưu.

con duong lam tong thong la ky cua ong putin

"Cách mạng cam" ở Ukraine vào tháng 11-2004 đã khiến Putin lo ngại - Ảnh: EPA

Putin cảm thấy bị sốc và sau đó đã thay đổi cách tiếp cận vấn đề. Trong các nhiệm kỳ đầu ông cố quy tụ những thành phần giàu có và có học thức. Nay, ê kíp của ông chú ý đến tầng lớp ít học hơn và tạo ra ý tưởng mới về niềm tự hào dân tộc.

Tháng 7-2014, máy bay Boeing MH17 của Malaysia bị bắn rơi ở miền đông Ukraine. Đây là thời điểm quyết định bởi trước đó Nga cứ nghĩ sáp nhập Crimea vào Nga sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng.

Và rồi Putin quyết định can thiệp vào Syria để phá thế vây hãm phương Tây. Quyết định này đã thành công, mọi người không còn nói đến Ukraine nữa.

Chuyên gia Mark Galeotti ở Đại học Charles tại Prague (Cộng hòa Czech) nhận xét: "Thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ thứ tư của Putin là ông ấy không muốn làm tổng thống nữa… Nhưng Putin là người đã xây dựng guồng máy tập trung vào cá nhân ông ấy. Do đó bây giờ ông ấy nhận ra không thể thoát khỏi guồng máy đó".

Ông Vyacheslav Volodin, chủ tịch Duma quốc gia Nga, đã từng nhận xét vào năm 2014: "Chừng nào Putin còn, nước Nga còn. Không có Putin sẽ không còn nước Nga nữa".

Putin không bao giờ dự định trở thành Tổng thống. Ông ấy là Tổng thống đột xuất. Hiện giờ Putin thực sự tin ông là người duy nhất có thể cứu đất nước, rằng ông ấy là người được chọn… Putin tin rằng nước Nga chính là ông ấy"

Nhà báo-nhà sử học Nga Mikhail Zygar

con duong lam tong thong la ky cua ong putin

Putin quyết định can thiệp vào Syria để phá thế vây hãm Nga. Trong ảnh, Putin và Tổng thống al-Assad tại căn cứ không quân Nga ở Hmeimim (Syria) ngày 11-12-2017 - Ảnh: SPUTNIK

Putin đã dần dần khác trước

Trong những năm gần đây ông Putin đã đổi khác. Nhà phân tích chính trị Konstantin Gaaze nhận xét ông Putin vốn có thói quen phải nắm tường tận từng hồ sơ, nay ông chỉ chú ý đến các lĩnh vực quan tâm như ngoại giao, chi tiêu quân sự và trật tự xã hội.

Putin cũng hiếm khi xuất hiện ở điện Kremlin. Phần lớn các cuộc gặp chính thức đều được tổ chức tại tư dinh ông ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Matxcơva.

Có vẻ như Putin đã qua phẫu thuật thẩm mỹ và bắt đầu tăng cân. Ngày 1-3 vừa rồi, khi đọc thông điệp liên bang, ông có dấu hiệu nhiễm đường hô hấp và sau đó phải nằm một tuần.

Putin đã cầm quyền được 18 năm. Trong thời gian ấy, ông đã tạo ra một guồng máy mà mọi chức vụ quan trọng đều thuộc về những người ông đã quen biết tối thiểu 20 năm. Dù vậy, guồng máy đã có dấu hiệu xộc xệch.

con duong lam tong thong la ky cua ong putin

Cựu Bộ trưởng Alexey Ulyukaev bị còng tay sau khi bị tuyên án ngày 15-12-2017 - Ảnh: AFP

Năm 2016, Bộ trưởng Phát triển kinh tế Alexey Ulyukaev bị bắt vì nhận hối lộ 2 triệu USD để phê duyệt thương vụ Tập đoàn Rosneft mua lại cổ phần nhà nước của Công ty Bashneft với giá trên trời.

Tháng 12-2017, Ulyukaev đã bị tòa tuyên phạt 8 năm cải tạo lao động và 130 triệu rúp.

Trong guồng máy của Putin đã bắt đầu xuất hiện ý kiến phàn nàn về hậu quả sáp nhập Crimea vào Nga và cuộc chiến ở miền Đông Ukraine. Lý do: Trong bối cảnh Nga bị cấm vận kinh tế, các quan chức không còn dễ dàng đưa con sang châu Âu du học hay che giấu tài sản ở châu Âu như trước.

Theo HOÀNG DUY LONG/tuoitre.vn

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.