Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho 405 nhà giáo

Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 42 giáo sư và 363 phó giáo sư năm 2021, trong đó có 15 người quê Hà Tĩnh.

Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho 405 nhà giáo

Hội đồng Giáo sư Nhà nước tổ chức Phiên họp lần thứ VIII xét duyệt hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2021. Ảnh: Dangcongsan.vn

Như vậy, năm 2021 có 405 người được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).

Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa yêu cầu các đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sỹ nhận bàn giao quyết định và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2021 cho các nhà giáo.

Theo Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS sẽ tới quy trình xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.

Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho 405 nhà giáo

Số giáo sư, phó giáo sư 3 năm qua

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS; phân loại theo ngành, chuyên ngành khoa học. Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học quyết định thành lập Hội đồng xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS. Thành viên Hội đồng trao đổi, thảo luận công khai đối với từng hồ sơ của ứng viên. Mỗi hồ sơ phải được trên 1/2 tổng số thành viên Hội đồng nhất trí đưa vào danh sách bổ nhiệm. Kết quả xét phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.

Sau thời hạn 15 ngày công khai kết quả xét bổ nhiệm, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học ra quyết định bổ nhiệm chức danh GS, PGS đối với ứng viên có đủ điều kiện, phù hợp với cơ cấu vị trí cần bổ nhiệm. Trong quyết định bổ nhiệm phải nêu rõ ngành hoặc chuyên ngành khoa học của ứng viên và tên cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm. Ứng viên chỉ được công nhận chức danh GS, PGS sau khi có quyết định bổ nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học.

Nhiệm kỳ bổ nhiệm chức danh GS, PGS là 5 năm. Kết thúc nhiệm kỳ, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tổ chức rà soát, đánh giá theo các quy định về cơ cấu vị trí, số lượng, tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm chức danh GS, PGS để quyết định việc bổ nhiệm lại. Việc đánh giá hàng năm đối với GS, PGS thực hiện như quy định hiện hành đối với giảng viên.

15 GS, PGS quê Hà Tĩnh được công nhận năm 2021:

Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho 405 nhà giáo

Giảng viên là viên chức của cơ sở giáo dục đại học công lập sau khi được bổ nhiệm chức danh GS, PGS được xem xét, bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy và thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức theo quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập quy định cụ thể việc bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ và các điều kiện làm việc đối với GS, PGS.

Theo VNN

Đọc thêm

ĐBQH Hà Tĩnh tham gia góp ý dự thảo Luật Công chứng

ĐBQH Hà Tĩnh tham gia góp ý dự thảo Luật Công chứng

Tham gia thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), đại biểu Trần Đình Gia - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đề xuất mở rộng mô hình văn phòng công chứng, tăng cường trách nhiệm công chứng viên.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.