(Baohatinh.vn) - Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri Lộc Hà, chiều nay (4/5), các đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh gồm: ông Trần Đình Gia - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh và bà Bùi Thị Quỳnh Thơ - cán bộ Trường Đại học Hà Tĩnh có buổi tiếp xúc cử tri 6 xã vùng bãi ngang, gồm: Thạch Châu, Mai Phụ, Thạch Bằng, Thạch Kim, Hộ Độ, Thạch Mỹ.
Đại đa số cử tri các xã mong muốn công trình ngọt hoá sông Nghèn được đẩy nhanh tiến độ, tạo điều kiện cho nông dân các xã vùng hưởng lợi chủ động nguồn nước sản xuất, không cản trở đến sinh hoạt của bà con; trong quá trình đầu tư cần tăng cường công tác giám sát, lấy ý kiến nhân dân để công trình phát huy hiệu quả.
Cử tri Trương Thị Thanh Hà (xã Hộ Độ): Cần quan tâm đầu tư hệ thống thuỷ lợi để diêm dân đẩy mạnh triển nghề muối
Cử tri cũng nêu việc phân chia đất sản xuất còn nhiều bất cập. Là con em nông dân nhưng những người sinh từ năm 1993 trở về sau này đều không được chia đất sản xuất trong khi đó nhiều người đã mất hoặc xa quê đi làm ăn lâu năm nhưng vẫn có đất sản xuất.
Cử tri Trần Văn Phong (xã Thạch Mỹ): Cần quan tâm và xử lý nghiêm minh những vấn đề vi phạm VSATTP.
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ sau sự cố môi trường biển đã được thực hiện đúng quy trình, giải quyết chính sách hỗ trợ cho người dân vùng bị ảnh hưởng, nhưng một số đối tượng vẫn lợi dụng tôn giáo, lợi dụng kẽ hở của pháp luật gây mất trật tự an ninh trên địa bàn; mong muốn Quốc hội cần chặt chẽ hơn trong việc ban hành các bộ luật, đồng thời đề nghị có biện pháp xử lý nghiêm minh những đối tượng gây rối.
Ngoài ra, cử tri đề nghị cần có chính sách quan tâm đến hệ thống thuỷ lợi cho diêm dân trong việc phát triển nghề muối.
Thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Trần Đình Gia ghi nhận, cảm ơn những ý kiến đóng góp của các cử tri. Đoàn sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến của bà con để tổng hợp, trình Quốc hội trong kỳ họp tới.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế.
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
Với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, Tháng Công nhân năm 2025 sẽ gắn với “Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động”, tôn vinh công nhân lao động tiêu biểu, triển khai chương trình “Công nhân sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới”...
Sau thành lập, cùng với triển khai các nhiệm vụ được giao, Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều chủ động chuẩn bị các nội dung, sẵn sàng điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương và Tỉnh ủy.
Đồng chí Khamtay Siphandone có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Khảo sát kỹ nhu cầu của các hộ dân để lựa chọn phương thức hỗ trợ thiết thực, phù hợp, hội chữ thập đỏ các cấp ở Hà Tĩnh đang chung tay triển khai hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) theo kết luận mới đây của Ban Bí thư.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh theo kết luận mới đây của Ban Bí thư, trên cơ sở bảo tồn di sản, di tích gốc, kết nối giữa nhà thờ, khu mộ và khu lưu niệm.
Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh dẫn đầu đã đến chúc Tết Bunpimay tới Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bolikhămxay.
Thời gian tới, 2 tỉnh Hà Tĩnh và Bolikhămxay tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của mỗi địa phương.
Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị, bài học kinh nghiệm của đại thắng mùa xuân 1975 sẽ tiếp tục được phát huy, tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong giai đoạn sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng trước hết phải tự đấu tranh với chính mình để nhận thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân.
Việc kết nối dữ liệu hộ tịch điện tử góp phần thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hộ tịch trên môi trường mạng nhanh chóng, giúp giảm giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân Hà Tĩnh.
Trong không khí vui tươi đón Tết cổ truyền Bunpimay 2025, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh chúc tình hữu nghị, đoàn kết giữa Hà Tĩnh và Khăm Muồn ngày càng bền chặt.
Bộ Nội vụ sẽ tập trung cao độ tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương để hoàn thiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Sau khi đất nước thống nhất, Hà Tĩnh đã tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực cũng như cả nước.