Cựu du học sinh Việt Nam tại Nga – nguồn vốn quý vun đắp tình hữu nghị

(Baohatinh.vn) - Phát triển hợp tác nhân văn quốc tế, mở rộng quan hệ văn hóa, giáo dục, thanh niên… với nước ngoài nói chung, Liên bang Nga nói riêng là định hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

z5998321177986-1be096da42082b4af659af9228383bfd.jpg
Ảnh tư liệu.

Ngày 22 tháng 9 năm 1945, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi mật điện cho nguyên thủ Liên Xô I. V. Stalin, thông báo về sự ra đời của Chính phủ cách mạng ở Việt Nam. Ngày 30 tháng 1 năm 1950, Moskva chính thức công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ năm 1950 trở đi, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam một số trang thiết bị và vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Bắc. Ngày 27 tháng 12 năm 1991, chỉ 1 ngày sau khi Liên Xô chính thức tan rã, Việt Nam tuyên bố công nhận Nga là quốc gia thừa kế Liên Xô.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số cán bộ Việt Nam có trình độ cao được đào tạo ở các trường đại học ở Liên Xô và Nga hơn 50 nghìn người. Sau khi được đào tạo bài bản, hầu hết họ đều làm việc thành công tại quê hương, giữ các chức vụ cao trong chính phủ. Nhiều người là nhà hoạt động nhà nước, chính trị và xã hội nổi bật như thủ tướng, tổng bí thư, bộ trưởng, đại sứ, doanh nhân… Hàng trăm sinh viên sau khi tốt nghiệp tham gia vào đội ngũ giảng dạy, quản lý của các trường đại học, học viện, cơ quan nghiên cứu trong cả nước.

bqbht_br_z5997237895813-371cf0e545bf6c47e3a5dfc1015be786.jpg
bqbht_br_z5997242255736-1e446ec95d14127c75e5f4b1fefd33cb.jpg
Sinh viên Việt Nam học tập ở Liên Xô những năm 70, 80 thế kỷ XX.

Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, việc đào tạo cán bộ Việt Nam vẫn được Liên bang Nga tiếp tục duy trì trên một cơ sở mới. Hằng năm, Nga cấp cho Việt Nam trên 250 suất học bổng đào tạo đại học và sau đại học theo tinh thần các hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Những sinh viên từng học tập, nghiên cứu ở Liên Xô và Liên bang Nga đã và đang là các chuyên gia đầu ngành, những bông hoa của giới trí thức khoa học, kỹ thuật và văn hóa của Việt Nam. Thực tế cho thấy, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học ở Nga đã có những đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, họ là cầu nối cho mối quan hệ bền chặt, nghĩa tình giữa Nhân dân hai nước. Điều này không chỉ là sự tin tưởng về chất lượng đào tạo mà còn thể hiện sự yêu mến của người dân Việt Nam với đất nước, con người và văn hóa Nga.

Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất. Hợp tác kinh tế - thương mại hai nước thời gian qua phát triển năng động. Việt Nam có hàng chục dự án lớn đầu tư ở Nga. Hợp tác an ninh - quốc phòng tiếp tục là một trong những lĩnh vực được đẩy mạnh. Việt Nam và Nga duy trì Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự cấp thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Nga là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, hai bên đã tiến hành Đối thoại Chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng lần thứ 6, gần đây nhất vào tháng 7/2023.

Hợp tác khoa học - công nghệ tiếp tục được duy trì. Hai nước đã thực hiện các dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hợp tác nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ Trung tâm Nhiệt đới tại Việt Nam, mang lại nhiều kết quả tích cực. Hai bên đang triển khai dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân. Hợp tác địa phương tiếp tục được duy trì và tăng cường thông qua trao đổi đoàn và ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác.

Một động lực mới cho sự phát triển của vấn đề này đã được đưa ra qua bài phát biểu của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin năm 2003, trong đó, ông nêu rõ tầm quan trọng của việc giao lưu với các cựu sinh viên nước ngoài và truyền bá tiếng Nga. Để phát triển nội dung này, tại Nga, trong những năm qua đã có nhiều cuộc họp nhằm thiết lập, củng cố, nâng cao hiệu quả hợp tác với các sinh viên ở nước ngoài tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô và Nga. Các hiệp hội này có sự tham dự của đại diện các bộ, ban ngành chủ chốt tại Liên bang Nga, phòng xã hội và các tổ chức xã hội.

Các hội này hoạt động nhằm hỗ trợ các trường đại học Nga trong quan hệ với các cựu sinh viên, nhằm thu hút sự quan tâm của các cơ quan nhà nước của Nga và các nước khác đối với các vấn đề hợp tác với sinh viên tốt nghiệp nước ngoài và các hiệp hội của họ. Nhằm phát triển quan hệ hợp tác với các hiệp hội cựu học viên và những đại diện đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục ở châu Á, cơ quan hợp tác Liên bang Nga đã tổ chức Diễn đàn học viên nước ngoài tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô (trước đây) và Liên bang Nga (ngày nay) tại Hà Nội vào ngày 3/10/2023.

bqbht_br_z5997238860537-460d308787d11233eaa45e2fdcbc229d.jpg
bqbht_br_z5997239825837-d6907a40a5cca558e706c37855899757.jpg
Một số hoạt động thắt chặt sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục của Nga-Việt.

Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao vai trò tích cực của các trường đại học ở Nga trong quá trình thúc đẩy về hợp tác giáo dục, đào tạo. Hiện có hơn 350 thỏa thuận hợp tác giữa các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục bậc cao giữa hai nước. Mục tiêu của các thỏa thuận này là hướng tới sự trao đổi một cách cởi mở các ý tưởng, tổ chức các hoạt động nghiên cứu chung, cùng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số nhằm cải thiện chất lượng đào tạo.

Việc thông qua đội ngũ cựu sinh viên Nga để vun đắp quan hệ Việt – Nga bền vững là tiếp nối đường lối ngoại giao được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”.

bqbht_br_z5997239351631-a83379c615c629ba7ca31a3b6d4d5176.jpg
bqbht_br_z5997261212306-d25c5d90d87424b28e785e0d3f2ba458.jpg
Chương trình gặp mặt đầu xuân của cựu sinh viên Việt Nam học tập ở Nga.

Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko khẳng định, quan hệ giữa Nga và Việt Nam mang tính hữu nghị truyền thống và tin cậy; vượt qua thử thách của thời gian, phát triển thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm thương mại, đầu tư, quốc phòng - an ninh, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo. Chuyến thăm cấp cao giữa hai nước gần đây là một trong những điểm nhấn quan trọng trong chương trình nghị sự song phương năm, được kỳ vọng đem lại một xung lực mới thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt trên nhiều lĩnh vực, đảm bảo mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp trong tương lai.

Sự giúp đỡ về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Nga đối với Việt Nam đã và đang góp phần to lớn trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Mỗi một du học sinh Việt Nam từ Nga trở về trưởng thành và cống hiến cho đất nước là những minh chứng sống động trong tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước. Trong những thành quả về giúp đỡ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam không chỉ hiện diện nghĩa tình quốc tế cao cả, vô tư, trong sáng mà còn hiện diện một tình cảm thiêng liêng đặc biệt của con người: tình thầy - trò, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ công ơn quê hương của Cách mạng Tháng Mười.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Chủ đề Người Hà Tĩnh ở nước ngoài

Chủ đề THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI, BIỂN - ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.