Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh thảo luận về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, chiều 29/10, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh nghe các tờ trình, báo cáo và thảo luận tổ về: Dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh thảo luận về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng và Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia điều hành phiên thảo luận.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, các đại biểu Quốc hội tỉnh và đại diện các sở, ngành liên quan cùng dự.

Mở đầu phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh thảo luận về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và đại diện các sở, ngành liên quan cùng dự.

Tiếp đó, đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành đã tiến hành thảo luận tổ về các vấn đề liên quan đến 2 nội dung trên.

Tham gia thảo luận, các đại biểu đoàn Hà Tĩnh cho rằng, Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã được Chính phủ tập trung, nỗ lực triển khai một cách mạnh mẽ, đồng bộ nên nhìn chung đạt nhiều thành tựu.

Tuy vậy, cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 vẫn còn nhiều mục tiêu không hoàn thành. Triển khai các quy hoạch phát triển vùng kinh tế hiệu quả chưa cao. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế. Việc xã hội hóa một số lĩnh vực y tế, giáo dục còn bất cập ảnh hưởng tới chất lượng cung cấp dịch vụ công...

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh thảo luận về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế

Các đại biểu Quốc hội cùng dự.

Từ đó, đại biểu thống nhất, việc xây dựng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế của giai đoạn trước, đồng thời đưa các nội dung đi vào thực chất, hiệu quả.

Theo ý kiến của đại biểu, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 cần tính toán và dự báo về tác động của dịch COVID-19, từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp “phục hồi và phát triển kinh tế” rõ nét hơn.

Đối với cơ cấu lại và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cần xây dựng cơ chế để khu vực doanh nghiệp nhà nước phát huy đúng vai trò đầu tàu của mình.

Cần cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng đảm bảo tài chính quốc gia an toàn. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Ðổi mới mạnh mẽ hơn phương thức quản lý nhà nước về kinh tế. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương...

Đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025), đại biểu đề nghị Quốc hội chỉ đạo đổi mới, hoàn chỉnh hệ thống chính sách pháp luật đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH; khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai. Quốc hội chỉ đạo Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tham mưu hoàn thiện, đồng bộ hoá các quy định pháp luật.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh thảo luận về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng tham gia thảo luận.

Tham gia góp ý tại phiên thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng đề xuất, cần tháo gỡ sự chồng chéo trong các quy định về đầu tư công. Đối với việc thực hiện chuyển đổi số, cần triển khai đồng bộ và ưu tiên phải có hạ tầng số, thiết bị số.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, cần có “bước chuyển” thực chất để hoàn thiện, giải quyết các thủ tục hành chính và từ đó, người dân có cơ hội tiếp cận, thích ứng, chủ động tham gia.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề xuất, cần có trường đại học liên kết theo vùng, trường đại học chất lượng cao để nâng cao nguồn lực tham gia đáp ứng cho sự phát triển KT-XH của địa phương trong thời gian tới.

Đọc thêm

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.