Đảm bảo nếp sống văn minh trong mùa lễ hội ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đi lễ hội đầu xuân là hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần và ước vọng của người dân. Để có mùa lễ hội ở Hà Tĩnh an toàn, văn minh, cần sự sâu sát của các cấp chính quyền và đặc biệt là nhận thức, ý thức của người dân khi tham gia thực hành các lễ hội.

Đảm bảo nếp sống văn minh trong mùa lễ hội ở Hà Tĩnh

Lễ hội đền Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi - một trong những lễ hội thu hút đông đảo khách thập phương

Ông Thái Văn Sinh - Trưởng phòng Quản lý văn hóa - Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh: Đi lễ đền, chùa không nên thắp quá nhiều hương

Đảm bảo nếp sống văn minh trong mùa lễ hội ở Hà Tĩnh

Ông Thái Văn Sinh - Trưởng phòng Quản lý văn hóa - Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh

Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã từng đề xuất dùng hương điện để thay thế loại hương hiện nay. Điều đó nói lên bản chất của việc thắp hương chính là tâm hương. Tôi cũng cho rằng, vấn đề không phải ở số lượng cây hương và loại hương mình thắp mà cốt ở cái tâm khi dâng hương.

Khi đến đền, chùa dù thắp cả bó hương nhưng tâm không thanh tịnh thì cũng vô ích. Bởi, theo nhà Phật, một nén hay nhiều nén thì ý nghĩa của việc thắp hương cũng hội tụ trong 5 yếu tố của một tâm hương đó là: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát trì kiến hương.

Người đi lễ nên tự mình châm hương, không cần đốt bó lớn, chỉ 1 đến 3 nén là đủ. Hiện nay, để tránh việc thắp hương tràn lan, nhiều đền chùa có quy định chỉ thắp 1 đến 3 nén hương tại lư hương lớn ở ngoài bái đường. Ở Hà Tĩnh, Ban Quản lý đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đã có sáng kiến sản xuất bao hương chỉ có 3 nén để hạn chế việc người đi đền thắp quá nhiều hương. Đây là một cách làm rất tiến bộ, cần được nhân rộng.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh: Cần đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc tổ chức lễ hội đầu năm

Đảm bảo nếp sống văn minh trong mùa lễ hội ở Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh

Hà Tĩnh là một trong những địa phương có nhiều lễ hội gắn với văn hóa tâm linh dịp đầu năm. Những năm qua, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành trong công tác quản lý, tổ chức nên lễ hội trên địa bàn tỉnh diễn ra đúng quy định, có nhiều chuyển biến rõ nét.

Các cấp, ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lễ hội và các vấn đề thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau các lễ hội được quan tâm. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường cũng được chú trọng. Qua đó đã thu hút sự tham gia của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, đó là việc tuyên truyền, quán triệt thực hiện quy định trong tổ chức lễ hội ở một số nơi chưa thực sự nghiêm túc. Vẫn còn hiện tượng đốt nhiều vàng mã gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Ý thức của nhiều người dân tham gia lễ hội chưa cao làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích...

Để các lễ hội được tổ chức đúng với ý nghĩa cao đẹp, thiêng liêng vốn có, phát huy hiệu quả trong việc phục vụ du lịch, các cấp, ngành chức năng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh về xây dựng nếp sống văn minh trong lễ hội. Các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình và quá trình tổ chức lễ hội theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các lễ hội được tổ chức phải có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Nhà nghiên cứu văn hóa Lê Văn Tùng (TP Hà Tĩnh): Không cần phải đi quá nhiều đền chùa và không nên mưu cầu danh lợi khi đi lễ.

Đảm bảo nếp sống văn minh trong mùa lễ hội ở Hà Tĩnh

Nhà nghiên cứu văn hóa Lê Văn Tùng (TP Hà Tĩnh)

Trước đây, người dân Hà Tĩnh rất ít đi lễ đền, chùa. Vào dịp đầu năm, chỉ có lễ Khai hạ (mùng 7 tháng giêng) là được người dân tổ chức lớn ở các đền, chùa, miếu mạo trong làng. Về sau, khi tôn giáo phát triển, nhu cầu tín ngưỡng tăng lên thì những lễ, hội gắn với đền, chùa ở các địa phương được khôi phục ngày càng nhiều. Do đó, việc đi lễ đền chùa đầu năm cũng khá phổ biến.

Nếu như, ngày xưa người ta đi chùa với tấm lòng thành kính, chỉ cầu ngũ phúc (Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh) ở những ngôi đền, ngôi chùa ngay tại địa phương thì ngày nay, người ta lại đi chùa với nhiều mục đích. Nhiều người bày biện mâm lễ dâng Phật, dâng thánh rất lớn và cũng không chỉ đi ở các đền, chùa tại địa bàn sinh sống mà đi lễ rất nhiều nơi, cả trong và ngoài tỉnh. Ngoài cầu ngũ phúc, họ còn cầu phú quý, danh lợi… Thậm chí, nhiều người còn có nhiều hành động lỗ mãng, xúc phạm đến thần, phật như đặt tiền vào tay Phật, dâng tiền thật trên mâm lễ, đốt nhiều vàng mã…

Theo tìm hiểu của tôi, Phật giáo chủ yếu chỉ hướng con người tới chữ hiếu và thuyết nhân quả. Chỉ cần con người sống thiện lương thì điều lành sẽ tới chứ không phải cứ dâng lễ hậu hĩnh và cầu xin ở nhiều đền, chùa thì sẽ được ban phước lành. Chính vì thế, người tham gia các lễ hội ở các đền, chùa cần hiểu rõ nguồn gốc ý nghĩa của văn hóa tâm linh nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tôn trọng các đạo lý của tôn giáo, cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh.

Ông Đặng Quang Vinh - Trưởng phòng VH-TT thị xã Hồng Lĩnh: Không trục lợi, thương mại hóa lễ hội

Đảm bảo nếp sống văn minh trong mùa lễ hội ở Hà Tĩnh

Ông Đặng Quang Vinh - Trưởng phòng VH-TT thị xã Hồng Lĩnh

Thị xã Hồng Lĩnh là một trong những địa phương có nhiều lễ hội đầu xuân của Hà Tĩnh. Ngoài những lễ tế của người dân bản địa như lễ tế Đức Thánh tổ thợ rèn Trung Lương, lễ tế Lục vị tổ sư truyền nghề, các lễ hội như: Lễ báo ân Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ, lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại chùa Đại Hùng, lễ hội đua thuyền Trung Lương đã thu hút sự tham gia của đông đảo du khách thập phương.

Các lễ hội đều được tổ chức từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Những năm qua, cùng với sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền, ý thức trách nhiệm của người dân, các lễ hội đều được tổ chức trên tinh thần văn minh, tiết kiệm, an toàn. Đặc biệt, chúng tôi luôn bám sát công tác tổ chức, tuyên truyền, chỉ đạo kịp thời để các lễ hội đều diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Chính vì thế, các lễ hội ở TX Hồng Lĩnh luôn diễn ra văn minh, an toàn, nhất là chưa bao giờ xẩy ra tình trạng trục lợi hay thương mại hóa.

(Ghi)

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.