Đảm bảo pháp luật được tuân thủ thống nhất

(Baohatinh.vn) - Kháng nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý quan trọng của viện kiểm sát nhằm đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhất. Thực hiện quyền năng này, thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, ổn định tình hình chính trị địa phương.

Kháng nghị phúc thẩm hình sự

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự, Viện KSND tỉnh Trần Thị Tâm cho biết: Để thực hiện tốt quyền năng kháng nghị, trước hết, Viện KSND phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các phiên tòa.

dam bao phap luat duoc tuan thu thong nhat

Viện KSND không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các phiên tòa để thực hiện tốt quyền năng kháng nghị. Ảnh: Trần Vương

Tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm, khi phát hiện bản án, quyết định có dấu hiệu vi phạm về áp dụng pháp luật, Viện KSND sẽ yêu cầu tòa án phối hợp, cử kiểm sát viên theo dõi, kiểm tra hồ sơ, thu thập thêm chứng cứ nhằm thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm. Trên cơ sở những chứng lý vững chắc, viện kiểm sát ban hành quyết định kháng nghị khi bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Từ đó sẽ làm phát sinh ngay một giai đoạn tố tụng mới đó là tòa án cấp trên phải xem xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Nếu kháng nghị của viện kiểm sát có căn cứ được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận sẽ làm thay đổi căn bản nội dung bản án, quyết định sơ thẩm trước đó có sai lầm, vi phạm pháp luật. Mục tiêu cuối cùng của công tác kháng nghị phúc thẩm là nhằm bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh và thống nhất, góp phần vào việc giữ vững kỷ cương pháp luật, tăng cường pháp chế.

Từ đầu năm đến nay, viện kiểm sát 2 cấp đã kháng nghị phúc thẩm 10 vụ 16 bị cáo (kháng nghị ngang cấp 2 vụ 7 bị cáo, kháng nghị trên cấp 8 vụ 9 bị cáo). Nội dung kháng nghị đa dạng, trong đó, chủ yếu là kháng nghị về tổng hợp hình phạt, đường lối xét xử không nghiêm minh, áp dụng không đúng biện pháp tư pháp... Đa số các bản kháng nghị có căn cứ pháp lý chính xác, thuyết phục, đảm bảo tính tranh tụng. Do vậy, 100% kháng nghị được viện KSND cấp trên bảo vệ và tòa án chấp nhận.

Đáng chú ý, có những trường hợp quyết định của tòa án chưa chính xác nhưng bị cáo, người tham gia tố tụng không biết để thực hiện quyền kháng cáo, qua kháng nghị của kiểm sát, tòa án cấp phúc thẩm đã sửa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ. Điển hình như vụ án Hồ Tiến Dũng phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trước đó, bị cáo Dũng đang chấp hành hình phạt 2 năm 6 tháng tù của 1 bản án khác (thời hạn tù còn lại phải chấp hành 1 năm 5 tháng 1 ngày). Tổng hợp hình phạt của cả 2 bản án thì bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 8 năm 5 tháng 1 ngày, nhưng do tính sai thời gian còn lại chưa chấp hành của bị cáo nên tòa án đã tổng hợp sai, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 8 năm 5 tháng 29 ngày, gây bất lợi cho bị cáo 28 ngày.

Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lê Thị Quỳnh Hoa cho biết: Thực hiện quyền kháng nghị, viện kiểm sát đã yêu cầu tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại phán quyết của tòa án cấp dưới để ra những bản án đúng pháp luật. Các kháng nghị phúc thẩm của viện kiểm sát đã thể hiện tính kiên quyết trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần hạn chế và khắc phục việc áp dụng pháp luật không đúng trong giải quyết án hình sự của tòa án; bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác. Quan trọng nhất là, qua đó, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách thống nhất, chính xác và nghiêm minh.

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.