(Baohatinh.vn) - Với sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân hảo tâm và nỗ lực của người dân, trước mùa mưa bão năm nay, vùng “rốn lũ” Phương Mỹ (Hương Khê - Hà Tĩnh) đã có 115 ngôi nhà vượt lũ kiên cố và hàng chục ngôi nhà nổi tránh lũ.
Những ngôi nhà vượt lũ cao tầng như thế này đã được đầu tư xây dựng ở vùng “rốn lũ”.
Sau bao năm sống chung với lũ lụt và không ít lần mất hết sản nghiệp, trắng tay bởi sự tàn phá của thiên tai, trước mùa mưa lũ năm nay, từ nguồn hỗ trợ 50 triệu đồng của một tổ chức phi chính phủ cùng với sự chắt chiu, dành dụm và vay mượn thêm, gia đình anh Hoàng Xuân Hoàn ở thôn Ấp Tiến đã tiến hành xây dựng ngôi nhà vượt lũ 2 tầng kiên cố, kinh phí trên 500 triệu đồng. Hiện tại, ngôi nhà đang được khẩn trương hoàn thiện trước khi lũ đến.
Bí thư Đảng ủy xã Phương Mỹ Nguyễn Hồng Quân cho biết, toàn xã hiện có 115 nhà cao tầng hoặc nhà kiên cố vượt lũ với trị giá từ 70 triệu đến hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, với nhiều gia đình còn khó khăn về kinh tế hoặc chưa được tiếp nhận các chương trình hỗ trợ, người dân đã sáng tạo và áp dụng nhiều mô hình nhà thoát lũ khá hiệu quả. Với vật liệu chính là hệ thống khung sắt, mái tôn và vài chục chiếc thùng phuy nhựa, nhiều ngôi nhà nổi có diện tích khoảng 20m2, giá trị chỉ trên dưới 20 triệu đồng đã và đang được xây dựng để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của cả gia đình trong những ngày lũ dâng cao.
Gia đình ông Hoàng Xuân Khánh (thôn Trung Thượng) giằng néo lại chiếc chòi nổi bằng gỗ để phòng tránh lũ lụt
Gia đình ông Ngô Xuân Ngại ở thôn Trung Thượng, hiện đang tiến hành làm ngôi nhà nổi với diện tích trên 18 m2, kinh phí gần 20 triệu đồng. “Sinh sống trong vùng “rốn lũ”, chúng tôi luôn phải suy nghĩ và tìm mọi cách để chủ động sống chung với thiên tai. Người có điều kiện thì làm nhà cao tầng vượt lũ, người khó khăn thì cố gắng tìm tòi, học hỏi và làm nhà đơn giản, rẻ tiền nhưng cũng phải đảm bảo an toàn khi nước nổi. Với số tiền dưới 20 triệu đồng, chúng tôi đã cố gắng làm được ngôi nhà nổi như thế này để yên tâm trong mùa mưa lũ” - ông Ngại cho biết.
Còn ông Hoàng Xuân Khánh ở thôn Trung Thượng cũng đang tiến hành sửa chữa, giằng néo, củng cố lại chiếc chòi nổi bằng gỗ để phòng tránh lũ lụt. Ông Khánh cho biết, vị trí ngôi nhà ông bà đang ở đã lưng chừng đồi, nhưng do gần sông nên mỗi mùa lũ lụt là nước lũ dâng cao và nhấn chìm hết tất cả. Mặc dù điểm sơ tán của gia đình là nhà thờ họ cách đó không xa, nhưng ông cũng như các gia đình ở đây đều phải chuẩn bị các phương tiện nhà bè thô sơ để chủ động né tránh khi có tình huống khẩn cấp, đặc biệt là khi lũ lên vào ban đêm.
Hai cơn bão số 2 và số 4 vừa qua mặc dù chưa gây ngập lụt nghiêm trọng, nhưng cũng đã mang tính cảnh báo sớm, để tất cả mỗi hộ dân ở xã Phương Mỹ cũng như các địa phương vùng rốn lũ huyện Hương Khê chuẩn bị tốt về vật chất, phương tiện để hoàn toàn chủ động ứng phó và sống chung với mùa lũ mới. Những ngày này, người dân vùng “rốn lũ” Phương Mỹ đang khẩn trương hoàn thiện nhà vượt lũ, gia cố, sửa chữa các công trình, phương tiện phòng chống lũ lụt cho người và tài sản.
Để chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 sẽ diễn ra từ ngày 3/6, các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đang tăng cường ôn tập kiến thức cho học sinh lớp 9.
Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Về tổ chức phân luồng sàng lọc, thu dung, cách ly, điều trị bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Ngày hội đã tạo sân chơi lành mạnh để đội viên, thiếu niên, thiếu nhi Trường Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) được giao lưu, rèn luyện sức khỏe, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo.
Em Trương Quang Phú (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) đã xuất sắc đạt giải ba toàn quốc cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Tháng 4 tới, cán bộ, công chức, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày và lễ 30/4–1/5 kéo dài 5 ngày liên tục.
Giải nhì Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh là phần thưởng quý giá tiếp lửa tình yêu nghề cho cô Phan Thị Nhi (SN 1993) - giáo viên tiếng Anh, Trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Cựu chiến binh Trần Trung Bố (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) từng hi sinh một phần thân thể để bảo vệ Tổ quốc. Trong thời bình, ông tiên phong hiến đất mở đường để xây dựng quê hương.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra 3.324 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính 86 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền gần 112 triệu đồng.
Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Phòng khám Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã khẳng định được chất lượng trong việc khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.