Sáng nay 27/9, một ngư dân (giấu tên) ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) đánh bắt được một con cá chình “khủng” dài khoảng 1,2 m, nặng gần 15 kg trên sông Lam.
Với hành vi khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 4 chủ tàu cá ở Nghệ An, Thanh Hóa bị cơ quan chức năng xử phạt tổng số tiền 85 triệu đồng.
Nhiều năm nay, người dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã đầu tư phát triển mô hình nuôi mực “nhảy” trong bể để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống cho khách hàng và tăng thu nhập.
Sau tiếng trống khai hội, hàng trăm người dân mang theo dụng cụ xuống đầm Vực Rào (xã Xuân Viên, Nghi Xuân) để tham gia lễ hội đánh cá lớn nhất Hà Tĩnh.
Với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, từ mùng 2 tết, ngư dân tại các làng biển huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã thực hiện nghi thức “mở biển”, xuất hành lấy may đầu xuân năm mới.
Thời tiết thuận lợi, hơn một tuần nay, ngư dân các xã: Cẩm Lộc, Cẩm Nhượng, thị trấn Thiên Cầm... của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bám biển vươn khơi, mang về hàng trăm tấn ruốc biển tươi ngon.
Nhờ thời tiết thuận lợi nên các tàu cập cảng Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh) những ngày cuối năm đánh bắt được nhiều hải sản có giá trị, mang đến niềm vui cho ngư dân trước thềm năm mới.
Đoàn liên ngành về xử lý vi phạm đánh bắt động vật hoang dã và chim di cư huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã tiêu hủy 2.300 con cò giả làm mồi nhử săn bắt chim trời.
Đang trong những ngày nắng nóng gay gắt nhưng ngư dân xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) rất phấn khởi khi chỉ vài tiếng ra khơi đã có thu nhập tiền triệu nhờ đánh bắt ghẹ biển.
Hơn 1 tuần nay, sau khi quy định giãn cách xã hội được nới lỏng, nhu cầu tiêu thụ hải sản của người dân gia tăng, đặc biệt trong dịp lễ 30/4 và 1/5, vì thế, ngư dân phấn khởi, hăng hái ra khơi. Ngư trường Hà Tĩnh trở nên sôi động.
Ban trưa, biển Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ì oàm sóng vỗ. Người dân nơi đây cũng không có thói quen ngủ trưa. Hòa cùng thanh âm của sóng là tiếng ùng ục của hàng chục chiếc máy kéo thuyền vào bờ…
Trong gần 3 tháng đầu năm, số tàu thuyền của ngư dân ngoại tỉnh đến tham gia đánh bắt trên ngư trường Hà Tĩnh giảm 40%, khiến sản lượng thủy hải sản toàn tỉnh giảm so với cùng kỳ năm 2019.
Thiếu điểm đổ thuyền tránh trú bão lụt, mỗi khi sóng to, gió lớn, 116 chiếc thuyền ở 2 thôn ngư nghiệp ở xã Kỳ Khang, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lại được kéo lên vùng dân cư sinh sống “nằm chơi”, trong đó có không ít cản trở những tuyến đường vốn đã nhỏ hẹp ở vùng biển.
Hà Tĩnh có 137km bờ biển nên mỗi người dân đều yêu biển theo những cách riêng của mình. Như những ngư dân, họ gắn bó máu thịt, cộng sinh với biển. Bởi vậy mà những "vết trầy xước ngoài da" đã sớm lành để biển hôm nay lại hồi sinh mạnh mẽ...
Từ đầu năm 2019 đến nay, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) khai thác thủy hải sản đạt 170 tấn với giá trị ước đạt khoảng 30 tỷ đồng. So sánh với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng này chỉ bằng 2/3 nhưng giá trị lại tăng gấp đôi.
Sáng 18/5, Hải đội 2 và Đồn Biên phòng Cửa Sót (BĐBP Hà Tĩnh) phối hợp với Văn phòng Thanh tra, kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh phát hiện, bắt giữ 2 tàu của ngư dân Quảng Ngãi đánh cá trái quy định.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định thành lập bộ phận để thực hiện thanh tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn, gọi tắt là Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh.
Sáng nay (22/2), Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo một số sở ngành, địa phương liên quan đi kiểm tra đánh bắt, tiêu thụ hải sản tại cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà - Hà Tĩnh).
Thời gian gần đây, tại Cẩm Nhượng mỗi ngày có hàng chục tàu thuyền từ nhiều địa phương dùng xung kích điện cực lớn khai thác hải sản dẫn đến ngư trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Trước vấn nạn này, chính quyền Cẩm Nhượng đã có văn bản đề nghị UBND huyện Cẩm Xuyên hỗ trợ xử lý dứt điểm tình trạng trên.
Bộ TN&MT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế về hiện trạng môi trường biển sau sự cố môi trường biển miền Trung, trong đó nhấn mạnh môi trường biển đã an toàn trên cơ sở phân tích nước giữa và nước mặt, trầm tích đáy, màng bám hệ keo sắt...
Sau 6 ngày đánh bắt trên vùng biển Bạch Long Vĩ, tàu cá HT- 96716 của anh Nguyễn Lưu Truyền (Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cuối cùng cũng cập bến trong niềm vui vỡ òa. Chuyến trở về là tín hiệu vui báo hiệu một năm ra khơi “thuận buồm xuôi gió”.
Chiều cuối tuần, nhận được điện thoại của Giám đốc cảng cá Hà Tĩnh - Bùi Tuấn Sơn khoe nhiều tàu xa bờ với hàng chục tấn cá cập cảng Cửa Sót, tôi phóng xe xuống Thạch Kim (Lộc Hà) và chứng kiến hình ảnh nhộn nhịp trao đổi hàng giữa chủ tàu và các thương lái...
Làm bạn, sinh tử với biển nhưng ngay cả những ngư dân lành nghề nhất cũng chưa mấy ai được một lần được “cưỡi” trên con tàu hàng trăm, hàng nghìn mã lực ra khơi chinh phục ngư trường rộng lớn. Với rất nhiều ngư dân Hà Tĩnh, việc vươn khơi bám biển vẫn chỉ là giấc mơ…
Hà Tĩnh có hơn 16.000 hộ có lao động gắn với hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong các ngành, nghề liên quan đến biển nên sự cố môi trường vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh. Dẫu đang đối mặt với nhiều khó khăn nhưng mỗi ngư dân, diêm dân, hộ buôn bán hải sản vẫn vững vàng bám trụ và tin tưởng mọi việc sẽ lại tốt đẹp trong nay mai...
Bộ NN&PTNT vừa có Văn bản số 3441/BNN-TCTS ngày 2/5/2016 về việc hướng dẫn các biện pháp cấp bách ứng phó với hải sản chết bất thường tại các tỉnh Bắc Trung bộ. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh.