Nuôi mực “nhảy” trong bể cho lợi nhuận cao ở Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Nhiều năm nay, người dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã đầu tư phát triển mô hình nuôi mực “nhảy” trong bể để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống cho khách hàng và tăng thu nhập.

Gắn bó với nghề thu mua hải sản chợ cá Cồn Gò nhiều năm nay, ngư dân Nguyễn Tiến Phượng ở thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) nhận thấy giá giữa mực còn sống (còn gọi là mực nhảy) và mực thường (còn gọi là mực đông lạnh) chênh lệch khá cao. Vì thế, anh đã đầu tư khoảng 100 triệu đồng để xây dựng bể nuôi mực “nhảy”.

Nuôi mực “nhảy” trong bể cho lợi nhuận cao ở Cẩm Xuyên

Mực “nhảy” nuôi trong bể cho hiệu quả kinh tế cao gấp đôi so với mực đông lạnh.

Anh Nguyễn Tiến Phượng chia sẻ: “Mực là loài hải sản khó nuôi. Để nuôi được mực sống, tôi phải đầu tư ống dẫn đưa nước biển vào. Quá trình nuôi phải đảm bảo về nguồn nước, nhiệt độ, tránh mực bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, người nuôi phải có kinh nghiệm để chọn được con giống tốt, khỏe và phải kiểm tra bể thường xuyên để xử lý kịp thời các tình huống, đảm bảo con nuôi phát triển tốt".

Với 3 bể, ngày cao điểm nhất, gia đình anh có thể thu lợi nhuận từ 700 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.

Nuôi mực “nhảy” trong bể cho lợi nhuận cao ở Cẩm Xuyên

Mực đánh bắt về được người dân kịp thời vận chuyển đến các bể nuôi nhằm giữ cho con mực còn sống.

Cũng đầu tư nuôi mực “nhảy” trong bể, nhiều năm nay, chị Nguyễn Linh ở thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) luôn dậy từ 2-3h sáng để “đón” tàu thuyền câu mực về cập chợ Cồn Gò. Sau khi lựa những con mực còn sống và khỏe mạnh, chị Linh vận chuyển vào các thùng chứa nước biển lớn và nhanh chóng đưa về bể nuôi.

“Đang vào mùa cao điểm du lịch, nhu cầu tiêu thụ mực nhảy của các nhà hàng rất lớn. Trong khi mực là loại hải sản tươi sống, rất khó để giữ tươi lâu sau khi đưa lên bờ. Đặc biệt, giá bán sẽ tùy thuộc vào độ tươi của sản phẩm. Vì thế, việc xây dựng bể nuôi mực “nhảy” sẽ giúp chúng tôi chủ động nguồn hàng. Vào những ngày thời tiết thuận lợi, bà con đánh bắt được có thể cung cấp cho tôi từ 30 - 40 kg mực "nhảy” - chị Nguyễn Linh ở thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng cho biết.

Nuôi mực “nhảy” trong bể cho lợi nhuận cao ở Cẩm Xuyên

Người dân xã Cẩm Nhượng thu mua mực tại chợ cá Cồn Gò và lựa những con còn sống để về nuôi trong bể.

Nuôi mực “nhảy” chỉ trong ngày. Thời điểm hiện tại, mực thường có giá dao động từ 250.000 – 400.000 đồng/kg. Trong khi đó, mực “nhảy” có từ 500.000 – 600.000 đồng/kg, cao hơn mực thường khoảng 200.000 - 250.000 đồng/kg.

So với mực thường, mực “nhảy” không bị hao lượng (mực khi chết thì 1 kg sẽ bị hao hụt còn khoảng 8 lạng). Theo tính toán của người dân xã Cẩm Nhượng, việc nuôi thành công mực “nhảy” mang lại lợi nhuận gấp đôi so với mực thường do không bị hao hụt trọng lượng cũng như chênh lệch giá trị giữa mực sống và mực cấp đông.

Nuôi mực “nhảy” trong bể cho lợi nhuận cao ở Cẩm Xuyên

Các chủ mô hình nuôi mực “nhảy” phân loại mực còn sống để cho vào bể nuôi.

Chị Nguyễn Linh ở thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng cho biết thêm: “Gia đình tôi đầu tư 7 bể nuôi mực nhảy, bao gồm cả bể xây bằng bệ xi măng ốp gạch và bể nhựa composite. Nhu cầu tiêu thụ mực “nhảy” cao nên thu mua được thì chúng tôi bán luôn trong ngày cho các nhà hàng trong khu du lịch Thiên Cầm và TP Vinh (Nghệ An). Những ngày thu mua được nhiều từ 20 - 30 kg, bán cho các nhà hàng với giá 600.000 – 800.000 đồng/kg, gia đình tôi thu lãi từ 1-2 triệu đồng sau khi đã trừ các chi phí nuôi, bảo quản, vận chuyển”.

Theo thống kê, toàn xã Cẩm Nhượng hiện có hơn 15 mô hình nuôi mực “nhảy” trong bể. Nhờ đầu tư trang thiết bị hiện đại, chủ động xử lý về môi trường nước nên các mô hình đều phát triển tốt, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, các mô hình này đang góp phần nâng cao giá bán sản phẩm đánh bắt được của ngư dân, bảo đảm chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng và bảo vệ môi trường biển.

Nuôi mực “nhảy” trong bể cho lợi nhuận cao ở Cẩm Xuyên

Mô hình nuôi mực “nhảy” trong bể của nhà hàng Phồn Vinh, xã Cẩm Nhượng.

Mô hình nuôi mực “nhảy” trong bể của người dân cho hiệu quả kinh tế cao. Theo tính toán, lợi nhuận từ mô hình nuôi mực “nhảy” có thể cao gấp đôi so với kinh doanh truyền thống. Nhiều người dân trên địa bàn muốn đầu tư bể nuôi mực “nhảy” để tăng lợi nhuận nhưng nguồn mực đánh bắt được không đủ để cung cấp cho các bể nuôi. Cùng với đó, thực trạng tàu giã cào đánh bắt hải sản bằng xung điện cũng gây ảnh hưởng đến nguồn mực trong tự nhiên.

Hiện nay, chính quyền địa phương đang phối hợp với lực lượng biên phòng để ngăn chặn tình trạng đánh bắt bằng xung điện, góp phần bảo vệ môi trường biển, bảo vệ nguồn cung mực “nhảy” cho các bể nuôi.

Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng Nguyễn Văn Hùng

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.