Nông dân Cẩm Xuyên thu lợi từ nuôi cá vụ ba

(Baohatinh.vn) - Tận dụng diện tích nông nhàn khi không sản xuất lúa, bà con nông dân thôn Đông Trung, xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã đắp bờ, giữ nước và thả nuôi cá vụ ba để tăng hiệu quả kinh tế.

Nông dân Cẩm Xuyên thu lợi từ nuôi cá vụ ba

Vùng thả nuôi cá vụ ba thôn Đông Trung, xã Cẩm Bình.

Trên cánh đồng xứ Động thuộc thôn Đông Trung, xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên), người dân đang bơm tháo nước ở tất cả các chân ruộng. Nước rút đến đâu, mọi người bắt cá đến đó. Cá bắt xong được đưa lên đường để bán cho người dân. Cá thả nuôi tự nhiên nên được người dân và thương lái rất ưa chuộng.

Nông dân Cẩm Xuyên thu lợi từ nuôi cá vụ ba

Bơm nước ở vùng thả nuôi cá vụ ba thôn Đông Trung để thu hoạch cá.

Vừa tham gia bắt cá, chị Phan Thị Thủy – thành viên Tổ hợp tác thả nuôi cá vụ ba thôn Đông Trung chia sẻ: “Cánh đồng này năm nào cũng canh tác 2 vụ lúa, thời gian nghỉ giữa 2 vụ sản xuất thường để hoang nên năm nay, được địa phương vận động và hỗ trợ, chúng tôi đã đứng ra triển khai thả nuôi cá vụ ba, cách làm này giúp tận dụng triệt để diện tích nông nhàn khi không sản xuất lúa”.

Triển khai mô hình, xã Cẩm Bình đã dồn 10,3 ha diện tích đất lúa của các hộ dân ở xứ Động cho một số hộ thầu và thả nuôi cá. Địa phương cũng thành lập Tổ hợp tác thả nuôi cá vụ ba thôn Đông Trung để điều hành, chăm sóc và quản lý cá nuôi.

Nông dân Cẩm Xuyên thu lợi từ nuôi cá vụ ba

Cá thả nuôi tự nhiên nhưng phát triển nhanh nhờ nguồn thức ăn dồi dào trên đồng ruộng.

Sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu năm 2021, Tổ hợp tác thả nuôi cá vụ ba thôn Đông Trung đã tiến hành đắp bờ giữ nước, giăng lưới và mua cá giống về thả nuôi. Bước đầu triển khai mô hình, xã Cẩm Bình đã hỗ trợ tổ hợp tác 4 vạn giống cá rô nhím và cá chép. Ngoài ra, người dân còn thả thêm một số giống cá lóc, cá diếc… Để chăm sóc và quản lý cá, Tổ hợp tác thả nuôi cá vụ ba thôn Đông Trung đã phân công 15 thành viên thay phiên nhau bảo vệ cả ngày lẫn đêm.

“Điểm nổi bật của mô hình này là nông dân không phải đầu tư thức ăn cho cá mà tận dụng cỏ, lúa và các loại phù du trong ruộng cho cá ăn. Cá nuôi trên ruộng phát triển rất nhanh nhờ lượng thức ăn tự nhiên dồi dào. Trước khi thu hoạch cá, các thành viên trong tổ hợp tác đã thu hoạch một lần lúa chét, trung bình 1 tổ viên gom được từ 1 - 3 tạ lúa chét. Không phải đầu tư chi phí, công sức nhiều mà có thu nhập nên ai ấy nấy đều phấn khởi” - Tổ trưởng Tổ hợp tác thả nuôi cá vụ ba thôn Đông Trung Đặng Thế Luận cho hay.

Nông dân Cẩm Xuyên thu lợi từ nuôi cá vụ ba

Thành quả sau hơn 2 tháng thả nuôi cá vụ ba.

Sau hơn 2 tháng thả nuôi, thời điểm này, Tổ hợp tác thả nuôi cá vụ ba thôn Đông Trung, xã Cẩm Bình đã tiến hành thu hoạch cá. Trong đợt đầu thu hoạch, Tổ hợp tác thu được hơn 6 tạ cá các loại. Trong đó, cá chép đạt trọng lượng từ 0,7 – 1,2 kg, cá lóc 8 - 10 con đạt trọng lượng 1 kg, cá rô nhím 20 - 25 con đạt trọng lượng 1kg…

Nông dân Cẩm Xuyên thu lợi từ nuôi cá vụ ba

Khung cảnh tấp nập trên bờ dưới ruộng ở vùng thả nuôi cá vụ ba xã Cẩm Bình.

Thu hoạch đến đâu, Tổ hợp tác thả nuôi cá vụ ba thôn Đông Trung đưa cá lên bờ bán cho người dân tới đấy. Theo đó, cá chép được bán với giá từ 40.000 – 50.000 đồng/kg, cá lóc từ 70.000 – 100.000 đồng/kg, cá rô từ 70 - 90.000 đồng/kg… Trong đợt đầu thu hoạch, Tổ hợp tác thả nuôi cá vụ ba thôn Đông Trung thu về gần 50 triệu đồng tiền bán cá các loại.

Nông dân Cẩm Xuyên thu lợi từ nuôi cá vụ ba

Thu hoạch cá đến đâu, người dân làm sạch cỏ bờ đến đó để chuẩn bị triển khai sản xuất lúa vụ xuân.

Đánh giá về mô hình thả nuôi cá vụ ba, ông Nguyễn Minh Duyệt – Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho biết: “Không phải đầu tư nhiều về vốn, công sức mà hiệu quả mang lại cao nên bà con nông dân hết sức phấn khởi. Mô hình thả nuôi cá vụ ba còn góp phần cải tạo được đất trồng lúa. Một công đôi việc, thu hoạch cá xong, mọi người dọn sạch bờ cỏ, mương tiêu để chuẩn bị cho sản xuất lúa vụ xuân năm 2022. Đồng ruộng sau khi thả cá cũng phì nhiêu, màu mỡ hơn nên trồng lúa sẽ cho năng suất cao hơn. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục vận động Nhân dân triển khai và nhân rộng mô hình”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.