(Baohatinh.vn) - Chiều cuối tuần, nhận được điện thoại của Giám đốc cảng cá Hà Tĩnh - Bùi Tuấn Sơn khoe nhiều tàu xa bờ với hàng chục tấn cá cập cảng Cửa Sót, tôi phóng xe xuống Thạch Kim (Lộc Hà) và chứng kiến hình ảnh nhộn nhịp trao đổi hàng giữa chủ tàu và các thương lái...
Nhộn nhịp trao đổi hàng
Giám đốc cảng cá Bùi Tuấn Sơn cho biết, khoảng hơn một tuần nay, tàu xa bờ về cảng cá Cửa Sót khá nhộn nhịp. Nếu như cả một thời gian dài trước đây, thi thoảng mới có một chiếc cập bến thì thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày có từ 4-5 tàu cập cảng, với tổng lượng hải sản xa bờ mỗi ngày ước đạt 40-50 tấn. Đây là một tín hiệu đáng mừng, vì sự hồi sinh của hoạt động khai thác.
Tàu xa bờ cập cảng Cửa Sót với đủ các loại cá. Trong đó, cá xuất khẩu chủ yếu là cá hố và một số khác như cá bè, cá bò, cá tai tượng… Theo các chủ tàu cho biết, khoảng mười ngày lại đây, giá cá nội địa và giá xuất khẩu đều tăng trung bình khoảng 20% so với trước đây. Thậm chí, cá hố xuất khẩu tăng đến 30-40% (từ 100-120 nghìn/kg) tùy theo loại lớn nhỏ; cá tai tượng từ 25-35 nghìn đồng/kg; cá bè 20-25 nghìn/kg...
Chủ tàu BĐ 94255TS nói trong niềm vui: “Trước đây tàu tôi thường xuyên cập cảng Cửa Sót vì cảng này giao thương thuận lợi, khách hàng đông, an ninh trật tự đảm bảo. Thế nhưng, khi sự cố môi trường xảy ra, sản phẩm chúng tôi đưa về đây không bán được nên đành phải đi các tỉnh khác. Gần đây, khi nghe thông tin nước biển khu vực miền Trung nằm trong ngưỡng cho phép, người tiêu dùng trong khu vực bắt đầu quay lại với hải sản xa bờ; bạn hàng thu mua xuất khẩu cũng chấp nhận mua giá cao hơn nên chúng tôi tiếp tục quay lại Cửa Sót. Tàu chúng tôi là tàu lớn 450CV, đánh tận 50 hải lý. Chuyến cập bến này của tàu tôi, có hơn 10 tấn cá các loại, đưa lại thu nhập khá cao. Chúng tôi rất mừng vì khách hàng cảng Cửa Sót đã quay lại “ăn” hàng đông đủ gần như trước khi xảy ra sự cố”.
Một chủ tàu xa bờ đến từ Nghệ An cũng chung niềm vui: “Tàu của chúng tôi công suất 300CV, đánh tận 40-50 hải lý nhưng thời gian trước đây cập cảng Cửa Sót, bán không được. Hải sản xuất khẩu thì giá thấp, hải sản nội địa thì giá chỉ bằng 1/3 trước ngày xảy ra sự cố nên chúng tôi buộc phải vào các tỉnh phía Nam. Vào đó bán được hàng, nhưng lạ nước lạ cái, bạn hàng không quen nên cũng nhiều bất lợi. Nay, thấy bạn hàng ngoài này tiêu thụ cá khá lên, giá cả đã gần ngang bằng các nơi khác nên tôi quyết định về lại cảng Cửa Sót”.
“Nhìn những thùng cá tươi rói được đưa lên từ tàu, thương lái đổ xô nhau tranh mua hàng, tôi thật sự cảm thấy ấm lòng. Mong biển sẽ nhanh chóng hồi sinh trở lại, cá tôm an toàn để người dân lại ra khơi vào lộng, bám biển mưu sinh, vì biển muôn đời và sẽ mãi mãi gắn bó với hàng nghìn ngư dân, lao động nghề biển", Giám đốc Cảng cá Hà Tĩnh bày tỏ.
Ông Trịnh Viết Thắng (SN 1978, quê Hà Nội) là người đã đưa cây húng quế về trồng tại xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và mở ra hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp.
Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Duy Sinh ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khai thác điều kiện đất đai rộng lớn để trồng cây ổi lê Đài Loan mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Việc tích cực đưa sản phẩm bán hàng trên các nền tảng số không chỉ đem lại nhiều hiệu quả trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà còn tạo nên một cuộc cách mạng tư duy, giúp người nông dân Hà Tĩnh từng bước vươn ra “biển lớn".
Mạnh dạn chăn nuôi nhiều loài như ếch, lươn, dê, gà…, ông Trần Văn Hiếu (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Qua đánh giá, phân hạng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có thêm 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao, góp phần phát huy thế mạnh, nâng tầm sản phẩm của địa phương.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.
Ủ chua thức ăn chăn nuôi là phương pháp đang được nhiều hộ dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) áp dụng rộng rãi, góp phần đảm bảo nguồn thức ăn chủ động trong mùa đông.
Dịp này, Hội đồng thẩm định huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bỏ phiếu xét đề nghị công nhận 3 xã: Cẩm Quang, Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh duy trì thông tin liên lạc với tàu thuyền hoạt động trên biển và hướng dẫn, kêu gọi về nơi tránh trú an toàn trước ảnh hưởng của bão số 8.
Từ những diện tích trồng cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp, người dân xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, cho thu nhập cao.
Cây cam thường có tuổi đời từ 3-5 năm nhưng tại gia đình bà Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang bảo tồn hàng chục gốc cam “cổ thụ” có tuổi đời gần 20 năm.
Dù thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong những tháng đầu vụ đông nhưng các nhà lưới ở TP Hà Tĩnh vẫn xuống giống cây trồng đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Sau đợt mưa dài ngày, tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng chăm sóc những diện tích đã xuống giống, trồng thêm các loại rau màu.
Hà Tĩnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ lây lan giai đoạn cuối năm rất cao nên các địa phương đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Mô hình nuôi ngan RT sinh sản ở huyện Thạch Hà là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tạo nguồn con giống chủ động cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các địa phương nằm trong vùng dự báo ảnh hưởng của bão số 7 theo dõi sát thông tin dự báo tình hình, chủ động ứng phó.