Dập dịch từ ‘trứng nước’, thành phố ở Trung Quốc xét nghiệm 12,6 triệu dân trong 6 giờ

Sức mạnh thần tốc của Trung Quốc một lần nữa lại được triển khai tại thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, trong đợt xét nghiệm COVID-19 diện rộng ngày 7/1.

Dập dịch từ ‘trứng nước’, thành phố ở Trung Quốc xét nghiệm 12,6 triệu dân trong 6 giờ

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm tại Trịnh Châu. Ảnh: CFP

Tờ Global Times đưa tin Trịnh Châu đã hoàn tất việc lấy mẫu xét nghiệm nucleic acid cho 12,6 triệu dân chỉ trong 6 tiếng đồng hồ, tương đương 583 người mỗi giây.

Các nhà quan sát đánh giá đây là bước phản ứng nhanh chóng hơn so với Tây An - thành phố đã báo cáo hơn 1.900 trường hợp mắc COVID-19 trong đợt bùng phát mới nhất. Đợt dịch lần này ở Tây An vẫn được cho là nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc đại lục kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát 2 năm trước. Hiện 13 triệu cư dân thành phố vẫn đang trong thời gian bị phong tỏa. Động thái xét nghiệm thần tốc của Trịnh Châu cho thấy thành phố này rõ ràng đã rút ra bài học đắt giá từ Tây An, nơi một số quan chức y tế địa phương đã bị trừng phạt vì tắc trách trong chống dịch.

Tính đến ngày 8/1 đã có tổng cộng 175 trường hợp mắc mới có liên quan đến tỉnh Hà Nam. Những người nhiễm bệnh từ tỉnh này đã lây lan cho Thượng Hải cùng 9 thành phố ở Chiết Giang. Ổ dịch ban đầu được xác định là một công ty ở thành phố Yuzhou. Các cư dân sống quanh công ty trên cũng đã nhiễm virus SARS-CoV-2. Thành phố này đã bị phỏng tỏa từ ngày 3/1 để khống chế sự lây lan của virus trong cộng đồng. Các ca mắc ở Trịnh Châu cũng cho thấy khả năng tại đây đã xảy ra lây nhiễm cộng đồng.

“Cho đến nay, mọi thành phố đều có kế hoạch riêng để đối với COVID-19 dựa trên quy mô dân số địa phương”, ông Lu Hongzhou, thành viên Hội đồng Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Thâm Quyến cho hay. Khi kế hoạch được ban bố, nó sẽ được triển khai chặt chẽ.

Về xét nghiệm nucleic acid, mọi khu vực đều đã lập các đội xét nghiệm chuyên nghiệp. Bất cứ lúc nào tình trạng bùng dịch xảy ra, đội chuyên gia địa phương có thể hành động nhanh chóng, trong khi các thành phố lân cận có thể hỗ trợ hậu cần.

Trả lời tờ Global Times, ông Lu cho rằng lý do để Trịnh Châu có thể phản ứng thần tốc như vậy có thể là do rút được kinh nghiệm trong quá khứ cũng như đã chuẩn bị toàn diện để đối phó với bùng phát. Các nhà quan sát nhận xét rằng nhờ tốc độ xử lý nhanh đáng kinh ngạc của Trung Quốc, quốc gia này có thể dập tắt bất kỳ đợt bùng phát nào ngay từ giai đoạn “trứng nước”, đồng thời thành công ngăn chặn kịch bản bùng nổ số ca như Mỹ hay các nước khác.

Ngày 8/1, Trịnh Châu ban hành công điện yêu cầu toàn bộ trường tiểu học và trung học, mầm non dừng học trực tiếp từ ngày 10/1. Từ trưa 8/1, mọi cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn cũng dừng phục vụ khách tại chỗ, chỉ bán mang về.

Theo báo cáo hàng ngày của Ủy ban Y tế Quốc gia cùng ngày, Trung Quốc đại lục đã có thêm 95 trường hợp COVID-19 mới trong cộng đồng. Trong số đó có 43 ca ở Hà Nam, và cụ thể là 24 ca ở Trịnh Châu.

Số ca mắc mới COVID-19 ở Trung Quốc trong vài tuần trở lại đây đã tăng lên mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 3/2020. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn theo đuổi chính sách “Không COVID-19” được áp dụng từ khi đại dịch vừa bùng phát. Tuy nhiên, nỗ lực quét sạch ca nhiễm trong cộng đồng đang chịu nhiều sức ép sau khi một số ổ dịch nổ ra trên cả nước trong bối cảnh lễ khai mạc Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 đang đến gần.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.