Đề xuất nghiên cứu bổ sung quy hoạch 9 sân bay mới
Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu, đưa vào quy hoạch 9 sân bay mới khi đủ điều kiện.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã làm việc với các địa phương đề xuất quy hoạch cảng hàng không trong tháng 11. Tại mỗi buổi làm việc, các đơn vị tư vấn, không lưu đã rà soát, nêu kết quả nghiên cứu và đánh giá về khả năng quy hoạch sân bay, nhu cầu vận tải của địa phương.
Trên cơ sở đó, Cục đề xuất tiếp tục nghiên cứu, bổ sung vào quy hoạch 9 sân bay gồm: Tân Quang (Hà Giang), Yên Bái, Na Hang (Tuyên Quang), Hà Tĩnh, Măng Đen (Kon Tum), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Vân Phong (Khánh Hòa), Đăk Nông, Tây Ninh. Các địa phương được yêu cầu lập đề án đánh giá hiệu quả, tính khả thi, phương thức huy động vốn ngoài ngân sách để xây dựng sân bay.
Với đề xuất của UBND tỉnh Sơn La về quy hoạch sân bay Mộc Châu, Cục Hàng không Việt Nam cho rằng có thể thiết lập được sân bay tại đây, tuy nhiên vị trí khu đất trong rừng quốc gia Mộc Châu có thời tiết không thuận lợi, mỗi năm có khoảng 5 tháng sương mù, ảnh hưởng đến khai thác dân dụng.
UBND tỉnh Sơn La cũng đã đánh giá việc đầu tư thêm cảng mới tại Mộc Châu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của sân bay Nà Sản trên địa bàn và vị trí cách xa trung tâm hành chính TP Sơn La. Do đó, tỉnh Sơn La đã đề nghị Mộc Châu chỉ là sân bay chuyên dùng (sử dụng cho máy bay, thủy phi cơ, trực thăng để chở hành khách, hàng hóa mà không phải vận chuyển công cộng).
Máy bay các hãng tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Giang Huy
Theo ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc TEDI - đơn vị tư vấn lập quy hoạch, nếu các sân bay mới không có xung đột về vùng trời, lại có doanh nghiệp cam kết bỏ vốn đầu tư thì có thể xem xét, bổ sung vào quy hoạch. Hiện kinh tế các địa phương phát triển nhanh nên quy hoạch hàng không cần có tính động, tính mở để tạo thuận lợi cho địa phương chủ động kêu gọi phát triển hạ tầng.
TEDI đánh giá kiến nghị bổ sung quy hoạch sân bay của các địa phương đều hợp lý, rõ nhất là Hà Giang. Trong bối cảnh xây cao tốc kết nối địa phương này với Hà Nội chi phí lớn, kéo dài cả chục năm, thì việc đầu tư một sân bay có quy mô hợp lý, chi phí thấp hơn có thể mang lại cú hích trong phát triển kinh tế.
Trước đó cuối năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ dự thảo quy hoạch mạng cảng hàng không toàn quốc, giai đoạn 2021-2030 có 28 sân bay, đến năm 2050 có 31. Quá trình lập quy hoạch, nhiều địa phương đề xuất bổ sung.
Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra 6 tiêu chí để quy hoạch sân bay gồm: Sản lượng hàng hóa; nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (tăng trưởng GDP, việc làm, thúc đẩy du lịch); nhu cầu đảm bảo quốc phòng - an ninh (chiến lược, dự phòng chiến lược); nhu cầu đáp ứng hoạt động khẩn nguy, cứu trợ; điều kiện tự nhiên (vùng trời, tĩnh không...); cự ly tiếp cận (100 km đối với sân bay đồng bằng và 200 km đối với sân bay miền núi).
Quy hoạch mạng lưới sân bay Việt Nam đến năm 2050.
Theo Anh Duy/VNE
{name} - {time}
Các tin đã đưa
Chiêm ngưỡng tuyến đường ven biển hơn 2.000 tỷ đồng ở Hà Tĩnh
Hà Tĩnh cam kết đồng hành thực hiện tốt chương trình, dự án hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp Singapore
Dự án cải tạo, nâng cấp QL 8C gần 1.100 tỷ đồng ở Hà Tĩnh dự kiến khởi công năm 2023
Hà Tĩnh mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào địa bàn
Vinamilk - hơn 1 thập kỷ tạo dấu ấn trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
Tập trung nguồn lực “nâng chất” hạ tầng đô thị trung tâm của Hà Tĩnh
5 ngân hàng ở Hà Tĩnh giải ngân hơn 22,7 tỷ đồng gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm
Hà Tĩnh “thúc” các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam
Vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh dồi dào
Hà Tĩnh: Xu hướng nguồn tiền đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tăng cao