Kinh tế

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Video: Cao tốc đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt. Thực hiện: Phạm Hoàng

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Trước yêu cầu về tiến độ GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023), Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt, đồng bộ. Đến nay, nhiều địa phương cơ bản hoàn thành việc kiểm đếm GPMB, đang tiếp tục chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng
Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Một sáng cuối tháng 9/2022, ông Lê Minh Chất (SN 1951, thôn Minh Tân, xã Trung Lộc, Can Lộc) tạm gác các công việc đồng áng, mang theo đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân cùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tới trụ sở UBND xã Trung Lộc để nhận kinh phí đền bù GPMB đất nông nghiệp của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Gia đình ông Chất có 2 sào ruộng nằm trong phạm vi GPMB dự án, được đền bù số tiền 184 triệu đồng.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Ông Lê Minh Chất mang theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới UBND xã Trung Lộc (Can Lộc) nhận tiền đền bù GPMB đất nông nghiệp dự án cao tốc Bắc – Nam.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Tại hội trường UBND xã, số hộ dân nằm trong diện nhận tiền đã có mặt đầy đủ, ngồi ngay ngắn nghe cán bộ Hội đồng đền bù GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam huyện Can Lộc phổ biến các thông tin liên quan tới việc chi trả, trình tự thủ tục ký nhận kinh phí. Đến lượt ông Chất, sau chừng 15 phút kiểm tra các loại giấy tờ, ông đã nhận đủ số tiền 184 triệu đồng từ cán bộ chi trả. Nở nụ cười khi cầm số tiền lớn trên tay, ông Chất chia sẻ: “Tôi nhận thấy huyện, xã triển khai công việc kiểm đếm, áp giá đền bù khá nhanh chóng, đúng trình tự. Mọi thủ tục được niêm yết công khai, việc chi trả minh bạch. Người dân chúng tôi rất ủng hộ cách làm bài bản này của chính quyền địa phương và mong dự án sớm được triển khai, hoàn thành đưa vào sử dụng để thúc đẩy phát triển KT-XH…”.

...

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Hội đồng bồi thường GPMB dự án cao tốc Bắc – Nam huyện Đức Thọ chi trả tiền bồi thường đất nông nghiệp cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Không chỉ người dân mà nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh cũng đang mong ngóng dự án trọng điểm quốc gia sẽ sớm được triển khai. Ông Lê Trung Phước - Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) tỉnh cho rằng, tuyến cao tốc Bắc - Nam hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện kết nối hoạt động KT-XH của tỉnh, nhất là KKT Vũng Áng hiện thu hút được 153 dự án, trong đó 55 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 1 dự án đầu tư theo hình thức BOT với số vốn đăng ký hơn 15,7 tỷ USD và 97 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 60.302 tỷ đồng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho TX Kỳ Anh nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Cũng theo ông Lê Trung Phước, quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh, nhất là đoạn qua KKT Vũng Áng đã hư hỏng, xuống cấp, quá tải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ATGT và hạn chế khả năng lưu thông hàng hóa trên huyết mạch giao thông Bắc - Nam. Việc sớm hoàn thành đầu tư đoạn cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng nhằm phục vụ vận chuyển nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm cho Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2, Tổ hợp dự án của Tập đoàn Vingroup tại KKT Vũng Áng… là hết sức cần thiết và cấp bách.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Do đưa vào sử dụng nhiều năm, quốc lộ 1 đoạn qua địa phận Hà Tĩnh hiện đã xuống cấp, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để tăng cường kết nối mạng lưới giao thông địa phương và kết nối liên vùng, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh các tuyến đường bộ cao tốc, góp phần phát triển KT-XH, Hà Tĩnh có 3 tuyến kết nối với tuyến chính cao tốc Bắc - Nam. Các tuyến kết nối này được kỳ vọng là cầu nối cơ sở hạ tầng giao thông hiện có nhằm phát huy tiềm năng về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của các vùng, miền.

Theo ông Hoàng Xuân Hướng - Trưởng ban Quản lý Khu du lịch Thiên Cầm, đường bộ đang là tuyến giao thông chính đưa du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn, song, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Với việc tuyến cao tốc Bắc - Nam được đầu tư xây dựng, khi đi vào vận hành khai thác sẽ giúp du khách có thêm sự lựa chọn để đến với Hà Tĩnh. Tuyến cao tốc chắc chắn sẽ rút ngắn khoảng cách, thời gian và đảm bảo an toàn cho du khách trong việc đến với Khu du lịch Thiên Cầm nói riêng và các địa điểm du lịch của Hà Tĩnh nói chung.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có chiều dài gần 50 km nằm trên địa phận 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ảnh: Phạm Hoàng

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Được biết, trong tổng chiều dài 2.063 km của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông của cả nước, có hơn 107 km đi qua địa bàn Hà Tĩnh. Trong giai đoạn 2017-2020, dự án thành phần Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49,3 km, tổng vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó, đoạn qua Hà Tĩnh dài 4,84 km đã khởi công từ tháng 5/2021, dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2024. Tại giai đoạn 2021-2025, tuyến cao tốc đi qua Hà Tĩnh có chiều dài 102,38 km, tổng mức đầu tư gần 30.000 tỷ đồng, gồm 3 dự án thành phần: đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi (dài 35,28 km), đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (dài 54,2 km) và đoạn Vũng Áng - Bùng (dài 55,34 km, riêng đoạn qua Hà Tĩnh dài 12,9 km).

Về quy mô thiết kế, giai đoạn phân kỳ đầu tư, tuyến cao tốc sẽ có 4 làn xe, mặt đường rộng 17m; giai đoạn hoàn chỉnh có 6 làn xe, nền đường rộng 32,25m. Quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Để phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa bàn, Hà Tĩnh cần thu hồi 900 ha các loại đất; tái định cư 600 hộ dân; di dời 950 ngôi mộ; xây dựng 25 khu tái định cư, 3 khu nghĩa trang; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa 539,02 ha (đất trồng lúa 2 vụ trở lên 357,09 ha, đất trồng lúa nước còn lại 14,38 ha, đất rừng sản xuất 136,74 ha, đất rừng phòng hộ 30,81 ha); chuyển mục đích sử dụng rừng 100,85 ha (3,32 ha rừng tự nhiên và 97,53 ha rừng trồng); di dời nhiều công trình hạ tầng, kỹ thuật (đường điện, cáp viễn thông, kho vũ khí, trường bắn…). Tổng kinh phí GPMB ước tính gần 4.000 tỷ đồng.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kiểm tra hướng tuyến cao tốc Bắc - Nam trên bản đồ tại các vị trí giao cắt QL 8A với các tuyến đường, khu dân cư, nghĩa trang… đoạn đi qua xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ) tháng 3/2022.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Nguồn kinh phí GPMB dự án đoạn qua Hà Tĩnh đã được Bộ GTVT phân khai kế hoạch năm 2022 và chuyển về tài khoản của các địa phương với tổng số tiền 1.255,7 tỷ đồng (các huyện: Đức Thọ 59 tỷ đồng, Can Lộc 343 tỷ đồng, Thạch Hà 221,37 tỷ đồng, Cẩm Xuyên 412,53 tỷ đồng, Kỳ Anh 135,8 tỷ đồng; TP Hà Tĩnh 13 tỷ đồng và TX Kỳ Anh 71 tỷ đồng). Ngay khi nhận được kinh phí GPMB, hội đồng đền bù GPMB các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai kế hoạch giải ngân đợt 1 số tiền 218,506 tỷ đồng (đạt 17,4%), trong đó: huyện Đức Thọ 53 tỷ đồng, huyện Can Lộc 152,025 tỷ đồng, TX Kỳ Anh 11,781 tỷ đồng và TP Hà Tĩnh 1,7 tỷ đồng.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cùng đoàn công tác khảo sát việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đoạn qua Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, 6/7 địa phương: Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, TX Kỳ Anh đã trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng 25 khu tái định cư và 3 nghĩa trang phục vụ công tác GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa bàn tỉnh. Sở Xây dựng đã thẩm định quy hoạch tổng thể mặt bằng tái định cư của huyện Đức Thọ và TX Kỳ Anh. Riêng TP Hà Tĩnh, địa phương có tuyến đường ĐT.550 - đường Ngô Quyền kết nối cao tốc với 25 hộ dân phải di dời, sẽ sắp xếp, bố trí vào các khu dân cư trên địa bàn.

UBND tỉnh cũng đã có báo cáo gửi các bộ, ngành Trung ương về việc chuyển đổi mục đích sử dụng 539,02 ha đất rừng, đất trồng lúa và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng là 100,85 ha (3,32 ha rừng tự nhiên và 97,53 ha rừng trồng) phục vụ triển khai dự án…

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Khu dân cư thôn Hoa Tiến, xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh nằm trong phạm vi GPMB dự án cao tốc Bắc – Nam.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Chính quyền xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh) thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân bị ảnh hưởng dự án cao tốc Bắc – Nam để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Có thể nói, đến nay, khối lượng công việc mà Hà Tĩnh đã hoàn thành để phục vụ triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 theo yêu cầu của các bộ, ngành và Chính phủ đưa ra là khá lớn. Có được kết quả này là sự nỗ lực tập trung cao độ, vào cuộc quyết liệt với nhiều cách làm hay, sáng tạo của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của người dân.

Ông Phan Văn Hạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Kim Song Trường (Can Lộc) cho hay: Là một trong 9 địa phương của huyện có tuyến cao tốc Bắc - Nam đi qua, Kim Song Trường (có 6,34 km đường cao tốc đi qua) bị ảnh hưởng nhiều nhất với 12/16 thôn, tái định cư 100 hộ, thu hồi gần 60 ha đất các loại. Ngay sau khi tiếp cận thông tin về dự án, lãnh đạo xã đã quán triệt chủ trương và tuyên truyền sớm qua hệ thống loa truyền thanh, tổ chức họp trực tiếp để thông báo tới người dân chủ trương triển khai dự án cũng như chủ động thành lập ban chỉ đạo, tổ GPMB với sự tham gia của các thành phần liên quan. Tất cả tập trung dồn sức để đẩy nhanh việc bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Hội đồng bồi thường GPMB dự án cao tốc Bắc – Nam huyện Can Lộc nhận mốc GPMB thực địa dự án cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn.

Nhờ thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân, Kim Song Trường là xã đầu tiên của Can Lộc thực hiện kiểm đếm tài sản. Đến nay, đã chi trả 42,3/51,9 tỷ đồng đền bù đất nông nghiệp cho 325/412 hộ dân, tỷ lệ giải ngân đạt 81,53%.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Để tạo sự đồng thuận của người dân khi dự án cao tốc Bắc - Nam triển khai, bên cạnh nỗ lực của chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, hiệu quả. Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thu Hà cho biết, thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 20/4/2022 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa bàn tỉnh, trọng tâm là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Ủy ban MTTQ tỉnh, MTTQ cấp huyện đã tích cực phối hợp với UBND các địa phương, chủ đầu tư tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cộng đồng dân cư về thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi đoạn qua các địa bàn. Thông qua nội dung trao đổi tại các hội nghị, người dân các địa phương đã nắm rõ chủ trương, ý nghĩa của dự án. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, chủ đầu tư cũng kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, băn khoăn xung quanh việc triển khai dự án, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư để tìm ra hướng giải quyết phù hợp, vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân, vừa góp phần cho dự án triển khai đúng tiến độ.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với UBND huyện Kỳ Anh và Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) tổ chức hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với các hộ dân ở xã Kỳ Tân bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn qua địa bàn.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Phó Giám đốc Sở GTVT Lê Anh Sơn cho hay: Với mục tiêu sớm bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư, BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã sớm ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có tuyến cao tốc đi qua, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai những nội dung công việc kèm các mốc thời gian cụ thể. Đơn vị, địa phương nào thực hiện công việc được giao chậm trễ, ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Ngoài các cuộc họp trực tuyến với Chính phủ về tiến độ triển khai dự án, định kỳ hằng tuần, các sở, ngành, địa phương đều có báo cáo tiến độ từng phần việc cùng những khó khăn, vướng mắc gặp phải để bàn cách tháo gỡ.

Dồn sức thực hiện, sớm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng tiến độ (Bài 1): Dấu ấn cuộc cách mạng mới trong giải phóng mặt bằng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kiểm tra thực địa tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng cách làm bài bản, công khai, minh bạch, quá trình thực hiện kiểm đếm, chi trả kinh phí đền bù dự án cao tốc Bắc - Nam đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân bị ảnh hưởng, giúp tỉnh đạt được những kết quả tích cực trong công tác GPMB.

Ảnh, video: văn đức - phạm hoàng

thiết kế: huy tùng

Bài 2: Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giải quyết thấu đáo nguyện vọng của người dân

(Còn nữa)

Chủ đề Cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.