Đề cử ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng

Ông Phạm Minh Chính được đề cử để các đại biểu bầu làm Thủ tướng, trở thành Trưởng ban Tổ chức Trung ương đầu tiên là ứng viên cho vị trí đứng đầu Chính phủ.

Sáng 5/4, các đại biểu thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự Thủ tướng và bỏ phiếu kín bầu người đứng đầu Chính phủ vào chiều nay.

Khi được bầu, tân Thủ tướng sẽ kế nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc, điều hành Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Đề cử ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được đề cử để Quốc hội bầu làm Thủ tướng. Ảnh: Giang Huy

Việc miễn nhiệm và bầu, phê chuẩn nhân sự tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV thực hiện theo yêu cầu bố trí, sắp xếp nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước sau Đại hội XIII, với khoảng 25 chức danh được kiện toàn hoặc thay đổi vị trí công tác.

Trước đó, hai vị trí lãnh đạo cấp cao đã được kiện toàn là Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giữ cương vị Chủ tịch nước.

Đề cử ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Giang Huy

Ông Phạm Minh Chính 63 tuổi; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Kỹ sư Xây dựng; quê ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; Trưởng ban Tổ chức Trung ương khóa XII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ông là cán bộ trưởng thành từ nhiều vị trí công tác khác nhau. Khởi điểm là nghiên cứu viên khoa học, Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ; năm 1989, ông làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam ở Rumani.

Năm 2006, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng Cục trưởng Bộ Công an; từng là chuyên viên cấp cao Văn phòng Chính phủ; giảng viên Đại học. Tháng 4/2007, ông được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng Công an; đến cuối năm 2009, phụ trách Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Công an. Một năm sau giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục này.

Ông Chính được bổ nhiệm Thứ trưởng Công an từ tháng 8/2010; sau đó được Bộ Chính trị điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh từ tháng 8/2011.

Tháng 4/2015, ông Chính được Bộ Chính trị điều động về Hà Nội, giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Sau khi được bầu vào Bộ Chính trị tháng 1/2016, ông được phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Tháng 1/2021, tại Đại hội XIII, ông tái cử Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.

Theo Hoàng Thùy/VnExpress

Đọc thêm

Nhiều nội dung đại biểu, cử tri quan tâm được giải đáp thỏa đáng

Nhiều nội dung đại biểu, cử tri quan tâm được giải đáp thỏa đáng

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp sáng nay, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh làm rõ các vấn đề liên quan đến tiếp nhận, bố trí công chức cấp xã khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Chủ tịch UBND tỉnh làm rõ thêm các nội dung đại biểu, cử tri quan tâm.
Nhiều quyết sách quan trọng được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Nhiều quyết sách quan trọng được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Trong 2 ngày diễn ra kỳ họp (23- 24/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh tập trung đánh giá toàn diện tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm; phân tích rõ ưu điểm, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện để từ đó thống nhất, quyết định các giải pháp phát triển 6 tháng cuối năm 2025.
"Giảm trình bày báo cáo để dành thời gian cho chất vấn và thảo luận"

"Giảm trình bày báo cáo để dành thời gian cho chất vấn và thảo luận"

Khai mạc Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh nhấn mạnh: Kỳ họp tập trung đánh giá tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm, đưa ra giải pháp trọng tâm, trọng điểm cho 6 tháng cuối năm và thảo luận, thông qua một số nghị quyết quan trọng khác.
Sáng nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khai mạc kỳ họp thường lệ giữa năm

Sáng nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khai mạc kỳ họp thường lệ giữa năm

Sáng nay (23/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc Kỳ họp thứ 30 - kỳ họp thường lệ giữa năm nhằm đánh giá tình hình phát triển KT-XH, QP-AN 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và xem xét, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.
Chủ động phát huy vai trò xung kích trên mặt trận ngoại giao

Chủ động phát huy vai trò xung kích trên mặt trận ngoại giao

Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương chú trọng công tác ngoại giao kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, tạo môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa ngoại lực để thúc đẩy phát triển.
Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử đối với sự phát triển của Hà Tĩnh

Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử đối với sự phát triển của Hà Tĩnh

Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII dự kiến diễn ra vào 2 ngày 23 và 24/7. Không chỉ là kỳ họp thường lệ giữa năm để bàn bạc, thảo luận giải pháp cho các tháng cuối năm, kỳ họp lần này còn mang ý nghĩa mở đầu cho một giai đoạn mới sau hơn 3 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Trước thềm kỳ họp, phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với ông Trần Tú Anh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh về các nội dung liên quan.
"Nước rút" chuẩn bị Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh khóa XVIII

"Nước rút" chuẩn bị Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh khóa XVIII

Công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đang được các đơn vị tập trung cao; giúp HĐND tỉnh phát huy tối đa vai trò “kiến trúc sư thể chế” để các chính sách thực sự khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
Chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số ở Hà Tĩnh

Chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số ở Hà Tĩnh

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ quá trình chuyển đổi số của Hà Tĩnh ngày càng đồng bộ; chính quyền số, kinh tế số, xã hội số có những chuyển biến rõ nét.