Đề nghị thăm dò dư luận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Một số ý kiến đề nghị nên bổ sung phương pháp thăm dò ý kiến dư luận nhằm nghiên cứu, đánh giá ý kiến của các bậc phụ huynh học sinh với việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

Đề nghị thăm dò dư luận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Ngày 11/9, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã họp phiên thứ nhất.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Đoàn giám sát chủ trì phiên họp.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết phiên họp nhằm thống nhất nhận thức, hành động trong Đoàn giám sát, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để có được kế hoạch, chương trình, đề cương báo cáo.

Yêu cầu đặt ra đối với chuyên đề giám sát này là đánh giá công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố; làm rõ các kết quả đạt được, những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ, ngành và các địa phương. Từ đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình , sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh chuyên đề giám sát do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn, quyết định rất đúng, rất trúng và hết sức quan trọng. Do đó, thực hiện tốt các chuyên đề giám sát sẽ tạo bước chuyển biến mới trong công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong quá trình thực hiện, Đoàn giám sát phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội , Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ động trong tổ chức triển khai hoạt động giám sát, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm và đúng tiến độ đã đề ra.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội chỉ rõ vấn đề quan trọng trong giám sát là tổ chức thực hiện, trách nhiệm đầu tiên, trực tiếp là của từng thành viên Đoàn giám sát; phải bám sát mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong quy định pháp luật về công tác giám sát của Quốc hội, cũng như trong chuyên đề giám sát này.

Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận về kế hoạch chi tiết; các Đề cương báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát; phân công nhiệm vụ đối với từng thành viên Đoàn giám sát. Các đại biểu cũng cho ý kiến cụ thể về đối tượng, địa bàn khảo sát, việc phối hợp giữa Đoàn giám sát với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và Đoàn Đại biểu Quốc hội các địa phương.

Một số ý kiến đề nghị nên bổ sung phương pháp thăm dò ý kiến dư luận, nhằm nghiên cứu, đánh giá ý kiến của các bậc phụ huynh học sinh đối với việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung phương pháp tham khảo kinh nghiệm nước ngoài về nội dung này, nhằm so sánh hệ thống chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của nước ta với một số nước khác, nhất là những nước có nét tương đồng về thể chế chính trị.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên Đoàn giám sát nêu cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn; thực hiện đúng các quy định của pháp luật cũng như yêu cầu của Đoàn giám sát; lắng nghe ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học, ý kiến của nhân dân, phải nghe bằng nhiều kênh, trung thực, khách quan.

Đối với từng bộ, ngành và cơ quan chức năng từ Trung ương, địa phương, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, các cơ quan cần chủ động theo kế hoạch chi tiết đã được giao, kịp thời kiến nghị, đề xuất với các Đoàn giám sát những vấn đề phát sinh, cung cấp thông tin. Hội đồng Nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp chặt chẽ, linh hoạt trong quá trình tổ chức, triển khai chuyên đề giám sát./.

Theo Phan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.