Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/1/2017

Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã… năm 2017.

Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất từ ngày 1/1/2017 sẽ tăng lương tối thiểu vùng 180-250 nghìn đồng tùy vùng - Đây là mức được Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp và thống nhất hôm 2/8 vừa qua.

Theo đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp gồm 4 mức như sau:

-Mức 3,75 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng I;

-Mức 3,32 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng II;

-Mức 2,9 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng III;

-Mức 2,58 triệu đồng/tháng áp dụng đối với vùng IV.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu trên (tăng từ 180.000 đồng – 250.000 đồng so với hiện hành năm 2016, tương ứng với mức tăng theo tỷ lệ phần trăm từ 7,1 - 7,5% tùy theo từng vùng, mức bình quân tăng 7,3%) được tính toán dựa trên cơ sở bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2016 dự kiến khoảng 4,5% - 5% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 2% - 2,5% để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động. Nếu thực hiện theo phương án nêu trên thì đáp ứng được khoảng từ 94% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tùy theo từng vùng.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, đề xuất phương án điều chỉnh nêu trên cũng đã tính đến các tác động về việc làm, thất nghiệp, điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2016 thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp cho người lao động trên cả mức lương và phụ cấp lương (thay vì chỉ đóng trên mức lương như hiện nay), mức độ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp (dự báo tăng bình quân khoảng 0,3 - 0,5%, trong đó ngành dệt may, da giầy tăng khoảng 1,7-2,7%, đồng thời từng bước bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động (dự kiến bảo đảm khoảng 94% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động) và phù hợp với khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Mặt khác, phương án này cũng đã tính đến một phần do năm 2016 đã điều chỉnh ở mức cao (năm 2016 điều chỉnh tăng 12,4% so với năm 2015, trong đó dự kiến chỉ số giá sinh hoạt CPI là 5-5,5% nhưng thực tế chỉ có 0,63%).

Theo VOV

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.