Đền Cả Tổng Du Đồng tại thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây gần 500 năm, không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật. Tuy nhiên hiện nay, ngôi đền này chưa được đầu tư tôn tạo xứng tầm, nhiều hạng mục xuống cấp.
Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) dẫu là vùng đất nhỏ những có bề dày lịch sử , như một “từ trường” sản sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng danh quê hương đất nước, trong đó có những người con của dòng họ Trần Quốc.
Tại buổi làm việc với đoàn công tác Trung ương, Hà Tĩnh đề xuất một số nội dung về trùng tu, tôn tạo khu di tích, trong đó có việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú và khu di tích Tổng Bí thư Hà Huy Tập.
Tại buổi làm việc với tỉnh Hà Tĩnh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thuỷ khẳng định, từ thực trạng khảo sát, cần thiết phải trùng tu, tôn tạo, tu bổ khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú và khu di tích Tổng Bí thư Hà Huy Tập.
Chùa Tượng Sơn ở thôn 1, xã Sơn Giang (Hương Sơn - Hà Tĩnh) được biết đến là ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác. Hằng năm, chùa đón hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
Với người dân thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), mỗi một ngôi miếu, ngôi chùa, giếng nước… đều mang một ý nghĩa đặc biệt, để từ đó, Nhân dân và các đoàn thể chính quyền đã cùng nỗ lực gìn giữ, trùng tu các di tích văn hóa trên địa bàn.
Đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân ở tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) được Nhân dân lập vào thế kỷ XV để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài ba Nguyễn Biên - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.
Trang nghiêm, cổ kính dưới chân núi Bạch Tỵ (phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh), Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ là nơi linh thiêng thờ tự vị quan triều Lê thanh liêm, cương trực, vì dân.
UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa phối hợp với xã Thanh Lộc và con cháu dòng họ tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia Đền thờ Nguyễn Liên.
Đình làng Tứ Mỹ thuộc thôn Tứ Mỹ, tổng Đậu Xá (nay là xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi diễn ra nhiều cuộc tập hợp đấu tranh của quần chúng Nhân dân trong phong trào đấu tranh 1930 - 1931.
Không biết tự bao giờ, mỗi dịp gần đến tháng 5 (âm lịch) người dân Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) dù đi xa hay ở quê nhà đều bồi hồi mong chờ lễ hội đền Lê Khôi.
Con cháu dòng họ Nguyễn Văn khắp cả nước đã huy động gần 5 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền thờ danh nhân Nguyễn Văn Giai tại thôn Ích Mỹ, xã Ích Hậu (Lộc Hà - Hà Tĩnh).
Sau khi hoàn thành, cầu và bến thả hoa đăng sẽ phục vụ việc thả đèn hoa đăng hằng năm tại lễ hội Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (đền Bà Hải) ở xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tạo sự nghiêm trang, tâm linh trong các dịp lễ.
Khuôn viên không được dọn vệ sinh, một số hạng mục bị xuống cấp, bát hương bị vỡ… đó là cảnh tượng buồn tại Di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc ở thôn Tân Phúc, xã Hương Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Ông Nguyễn Thái Toàn - Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho hay: “Lũy đá cổ là di tích cấp quốc gia nhưng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Nay có dự án làm hàng rào bảo vệ lũy đá cổ khiến bà con nhân dân rất phấn khởi ”.
Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa, những năm qua, xã Sơn Bằng (huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã huy động con em quê hương đóng góp hàng tỷ đồng để trùng tu các di tích trên địa bàn.
Xuống cấp nghiệm trọng từ lâu, nhưng do thiếu nguồn lực nên đến nay việc trùng tu Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền Công Đồng (xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) hiện gặp rất nhiều khó khăn.