Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

(Baohatinh.vn) - Đình làng Tứ Mỹ thuộc thôn Tứ Mỹ, tổng Đậu Xá (nay là xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi diễn ra nhiều cuộc tập hợp đấu tranh của quần chúng Nhân dân trong phong trào đấu tranh 1930 - 1931.

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Tứ Mỹ nói riêng và tổng Đậu Xá nói chung là nơi gieo hạt nảy mầm của cách mạng Hương Sơn. Tháng 6/1930, Chi bộ Tứ Mỹ được thành lập do đồng chí Trần Bình làm Bí thư. Các tổ chức Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ, Tự vệ đỏ… nhanh chóng được thành lập. Những tin tức về phong trào đấu tranh của Nhân dân toàn tỉnh đã lan nhanh đến Tứ Mỹ, kích thích và cổ vũ phong trào cách mạng nơi đây phát triển. Tháng 4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hương Sơn được thành lập tại đình Tứ Mỹ với 17 đảng viên. Nơi đây đã trở thành điểm liên lạc, hội họp của Đảng bộ huyện Hương Sơn.

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Ông Đinh Văn Thủy (83 tuổi), ở thôn Đình vẫn còn nhớ những câu chuyện của cha, chú về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 trên quê hương mình. Ông Thủy kể, trong phong trào, đình làng Tứ Mỹ đã trở thành nơi tập trung đi biểu tình, tranh đấu của Nhân dân Tứ Mỹ, Đậu Xá và một phần miền hạ Hương Sơn.

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Tại đây, trước Cách mạng tháng Tám, cán bộ đảng cũng đã mở các lớp truyền bá chữ quốc ngữ, đọc sách báo cách mạng cho quần chúng Nhân dân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình Tứ Mỹ là nơi tập trung con em Đậu Xá lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. (Trong ảnh: Ông Đinh Văn Thủy giới thiệu các thế hệ cán bộ xã Sơn Châu qua các thời kỳ cho thế hệ trẻ).

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Năm 1990, đình Tứ Mỹ được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hiện đình là nơi Đảng bộ và Nhân dân xã Sơn Châu thờ Bác Hồ

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Xã cũng xây dựng tủ sách tại đình với gần 1.000 đầu sách, báo, tạp chí. Đây là nguồn là tư liệu quý để cán bộ và Nhân dân trong xã trau dồi kiến thức lịch sử cũng như những kiến thức mới về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội. Qua đó, nâng cao ý thức xây dựng quê hương, nhất là thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, xã Sơn Châu hôm nay đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đặc biệt, năm 2014, xã Sơn Châu đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Làng quê cách mạng một thời nghèo đói, khổ cực năm xưa giờ đây căng tràn sức sống mới với những khu vườn rợp bóng cây xanh, những mô hình kinh tế cho hiệu quả cao. Giá trị sản xuất hàng hóa hằng năm của xã Sơn Châu ước đạt 174 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,75%/năm; 7/7 thôn đạt danh hiệu văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 90%... (Trong ảnh: Ông Trần Hải Lý ở thôn Đình cắt tỉa hàng rào xanh của gia đình)

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Phát huy lợi thế của địa phương, những năm gần đây, xã Sơn Châu đã phát triển hàng chục mô hình chăn nuôi hươu mang lại hiệu quả cao về kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho bà con. Hiện toàn xã có hơn 2.100 con hươu, trong đó hơn 1.000 con có nhung, mỗi năm thu hoạch hơn 1 tấn nhung hươu, doanh thu gần 20 tỷ đồng.

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Thực hiện chương trình OCOP, xã đang xây dựng thương hiệu sản phẩm nhung hươu, nhằm nâng cao giá trị, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân. (Trong ảnh: Trại nuôi hươu của anh Trần Trung Thái ở thôn Đình bình quân mỗi năm cho doanh thu gần 300 triệu đồng).

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Từ năm 2010 đến nay, xã Sơn Châu đã xây dựng mới gần 24 km đường giao thông nông thôn đạt chuẩn; 100% hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng điện an toàn...

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Các công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, phát triển sản xuất của người dân mà còn góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn. Trong thời gian tới, Đảng bộ và Nhân dân xã Sơn Châu quyết tâm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế, phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2022.

  • Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng
    Ðổi thay trên vùng quê cách mạng

    Trở lại Sơn Châu (Hương Sơn - Hà Tĩnh) ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay rõ nét trên vùng quê cách mạng này. Sắc xanh sinh sôi, màu vàng no ấm, sự sầm uất của một khu thương mại - dịch vụ vùng hạ Hương Sơn đang hình thành dáng vóc… là minh chứng cho sự năng động của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng của người dân trong việc hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.