Nông nghiệp

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi
Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Mặc dù trong điều kiện nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi Hà Tĩnh vẫn phát triển mạnh và trở thành lĩnh vực trọng yếu, chiếm khoảng 80 - 90% cơ cấu ngành nghề tại các địa phương. Điều này đòi hỏi mạng lưới thú y cơ sở không chỉ dày về lực lượng mà còn vững về chuyên môn. Ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi & Thú y (Sở NN&PTNT) cho biết: “Hệ thống các cơ quan thú y được quy định theo Luật Thú y, các hoạt động chuyên ngành nên mang tính đặc thù và đòi hỏi chuyên môn cao. Hiện nay, trong điều kiện các chức danh thú y chưa thể bố trí đủ ở địa phương thì trước mắt, chính quyền cấp huyện, xã cần phải rà soát lại những người có trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề trên địa bàn, tập hợp lại thành lực lượng chống dịch ngay tại chỗ. Tất nhiên, để làm được điều này, các địa phương cần có cơ chế rõ ràng và nguồn hỗ trợ kinh phí nhất định”.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị trực tuyến bổ cứu công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Mới đây, huyện Hương Khê đã hoàn thành lớp đào tạo nghề sơ cấp chăn nuôi, thú y cho 22 cán bộ phụ trách công tác chăn nuôi, thú y cơ sở. Nguồn lực này vừa kịp để bổ sung cho huyện miền núi một lực lượng đáng kể vào thời điểm “cam go” nhất của tuyến đầu chống dịch. Đến thời điểm này, toàn huyện đã tiêm được hơn 10.000 liều vắc-xin cho trâu, bò (hoàn thành hơn 70% theo kế hoạch đợt 1).

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Thạch Hà là địa phương đầu tiên ban hành nghị quyết trích ngân sách huyện hỗ trợ cho lực lượng thực hiện công tác giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với mức 1,5 triệu/người/tháng.

Tại Thạch Hà, địa phương này đã ban hành nghị quyết, trích ngân sách huyện hỗ trợ cho lực lượng thực hiện công tác giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với mức 1,5 triệu đồng/người/tháng (mỗi cơ sở không quá 2 người). Với quyết sách này, Thạch Hà là địa phương đầu tiên trên toàn tỉnh thực hiện cơ chế hỗ trợ bằng tiền trợ cấp hằng tháng cho cán bộ thú y cơ sở.

Ông Lê Văn Thuận - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi Thạch Hà cho biết: “Với cơ chế này, huyện sẽ duy trì được hệ thống cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm trên địa bàn. Đây chính là “chốt” quan trọng trong khâu quản lý dịch bệnh, thú y; kiểm soát giết mổ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đợt dịch này, huyện cũng hỗ trợ 50% kinh phí lấy mẫu xét nghiệm máu cho lợn (khoảng 350.000 đồng/mẫu) và trích 300 triệu đồng hỗ trợ mua hóa chất phun xử lý vật trung gian truyền bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò”.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Trong điều kiện cấp bách như hiện nay, cấp huyện, cấp xã cần phải vào cuộc, rà soát lại những người có trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề trên địa bàn, tập hợp lại thành lực lượng chống dịch ngay tại chỗ, nhất là việc triển khai tiêm phòng vắc-xin.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Chăn nuôi đang chiếm khoảng 80 - 90% cơ cấu ngành nghề tại các địa phương. Điều này đòi hỏi, mạng lưới thú y cơ sở không chỉ dày về lực lượng mà còn vững về chuyên môn (ảnh trái). Cán bộ thú y cơ sở thường xuyên phải hoạt động trong môi trường nguy hiểm, tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch bệnh, thuốc… (ảnh phải).

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu lực của mạng lưới thú y cơ sở không thể chỉ mỗi chính sách riêng biệt của từng địa phương mà phải nhìn “đường xa và dài”. Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cần kiện toàn lại toàn bộ hệ thống bộ máy từ tỉnh nhằm trả lại đúng vị trí của người cán bộ thú y tại xã, phường, thị trấn.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Một nền chăn nuôi hiện đại không thể để tình trạng xã, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung “trắng” cán bộ chuyên trách thú y hoặc cán bộ thú y thiếu chuyên môn, thiếu trình độ hoặc kiêm nhiệm như hiện nay!

Ông Trần Đình Mọn - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc (Can Lộc) cho biết: “Thực hiện yêu cầu sắp xếp lại hệ thống cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách cấp xã, chức danh chăn nuôi - thú y xã được giao cho một cán bộ là phó chủ tịch hội LHPN kiêm nhiệm. Không có chuyên môn về thú y nên kể cả khi dịch bùng phát phức tạp thì cán bộ này cũng không thể hiện được vai trò chủ chốt của mình như: khám và điều trị bệnh cho gia súc, tiêm phòng vắc-xin hay xử lý sự cố phát sinh trong dịch”.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Không phải đến bây giờ giải pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học mới được đặt ra cho ngành chăn nuôi Hà Tĩnh. Và, cũng không ít bà con nông dân đã cố gắng để bảo vệ chuồng trại của mình bằng cách an toàn nhất có thể như: cách ly chuồng trại, cấm người vào - ra; vệ sinh, tiêu độc khử trùng… Thế nhưng, dịch bệnh liên tiếp xảy ra với sự phòng vệ yếu ớt là câu trả lời cho việc tự bảo vệ của người nông dân.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Trong điều kiện các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi và các địa phương cần mạnh dạn thúc đẩy tái cơ cấu, loại bỏ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học, có liên kết với doanh nghiệp, phát triển chăn nuôi trang trại theo hướng bền vững.

Cách đây hơn 1 năm, ông Nguyễn Huy Tuyên (thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi lần lượt nhìn đàn lợn nái, lợn thịt bị chết do dịch tả lợn châu Phi. Ông chăn nuôi theo hướng gia trại, vị trí chuồng cách khá xa khu dân cư. Khi dịch xảy ra, ông chủ động đóng chuồng trại, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài. Thế nhưng, đàn lợn mấy chục con vẫn không thể thoát.

“Tôi đoán là do các vật nuôi và vật trung gian khác đã truyền bệnh, khiến lợn bị nhiễm bệnh. Xót của, tiếc cả công!” - ông Tuyên cho biết.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Chăn nuôi trâu, bò theo quy mô nông hộ cần thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học như hệ thống chuồng trại, thức ăn, nguồn giống…

Hay như ca nhiễm bệnh viêm da nổi cục đầu tiên ở Vũ Quang vào ngày 17/3 được phát hiện tại một hộ chăn nuôi, nguyên nhân là vật nuôi được vận chuyển từ huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) về và phát bệnh. Ngay sau đó, dịch bệnh bắt đầu lây lan khắp 10 xã, thị trấn với 186 con bị nhiễm.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Sâu xa của vòng luẩn quẩn “dịch bệnh - lây lan - dịch bệnh” không gì khác ngoài chăn nuôi nông hộ. Đơn cử: chăn nuôi trâu, bò, toàn tỉnh có gần 240.000 con thì chỉ khoảng 400 hộ chăn nuôi với quy mô 10 con trở lên, còn lại có đến 5.000 - 6.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 3 - 5 con); số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lợn và gia cầm chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Trong điều kiện các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi và các địa phương cần mạnh dạn thúc đẩy tái cơ cấu, từng bước xây dựng các vùng chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, liên kết chuỗi. Bên cạnh đó cần nâng cao ý thức của người chăn nuôi, kiểm soát chăn nuôi nông hộ, đảm bảo đúng quy trình vệ sinh phòng dịch, chế độ dinh dưỡng... Đây chính là “chìa khóa” kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển đàn gia súc, gia cầm một cách bền vững và tăng trưởng cao”.

Hơn lúc nào hết, người chăn nuôi cần sự trợ lực từ các cấp chính quyền về vật chất, nhân lực lẫn sự quyết tâm. Trước mắt là nguồn hỗ trợ các xã hoàn thành sớm việc tiêm phòng vắc-xin bao vây, khống chế dịch viêm da nổi cục; mua sắm các phương tiện, thiết bị thú y; hỗ trợ kinh phí phun tiêu diệt các vật trung gian gây bệnh…

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Người chăn nuôi cần được tập huấn, nâng cao trình độ và tiếp cận nhiều ứng dụng KHKT cũng như tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn (ảnh 1, 2). Lô lợn nái bố mẹ nhập khẩu từ Thái Lan được chuyển về trang trại của Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho phép sản xuất nguồn giống chất lượng cao (ảnh 3).

Về lâu dài, bà con cần được tập huấn, nâng cao trình độ và tiếp cận nhiều ứng dụng KHKT trong chăn nuôi cũng như tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn. Đi kèm với đó là chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi để bà con có thể đầu tư chuồng trại, tái cơ cấu lại đàn vật nuôi và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho chính mình.

thiết kế: huy tùng

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi
Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.