Giá thịt lợn duy trì ở mức cao trong quý I năm 2020, tác động đến mặt bằng giá cả các loại thực phẩm khác. Ảnh tư liệu
Đặc biệt, một số nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng mạnh tác động đến CPI toàn tỉnh là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 7,21% (trong đó hàng thực phẩm tăng 10,23%, ăn uống ngoài gia đình tăng 4%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng tăng 5,5%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 9,25% so với cùng kỳ năm trước.
Theo phân tích của Cục Thống kê Hà Tĩnh, chỉ số CPI tăng đột biến trong thời gian ngắn thể hiện nhu cầu tiêu dùng cũng như giá các loại hàng hóa, dịch vụ đang có sự biến động lớn, gây áp lực lên việc kiềm chế lạm phát và bình ổn thị trường trong thời gian tới.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, nhu yếu phẩm... trở nên “đắt hàng”.
Nguyên nhân chính là do dịch tả lợn Châu Phi làm cho nguồn cung thịt lợn giảm mạnh đẩy giá thịt lợn tăng cao, tác động đến mặt bằng giá cả các loại thực phẩm khác.
Cùng đó, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động thông thương với Trung Quốc, làm cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa giảm. Trong khi đó, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh, lương thực, thực phẩm chế biến sẵn đang trên đà tăng mạnh.
Đảm bảo cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Với sự xuất hiện của các yếu tố bất lợi và việc thay đổi nhanh chóng của thị trường tại Hà Tĩnh, các cấp chính quyền, đơn vị liên quan cần chủ động, linh hoạt trong ổn định chỉ số CPI qua từng tháng, từng quý.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác phân tích, dự báo, bám sát diễn biến giá cả để kịp thời đề xuất các kịch bản điều hành giá chi tiết trong thời gian tiếp theo; đảm bảo việc cung ứng hàng hóa của đơn vị phân phối trên địa bàn, tuyệt đối không để tình trạng thiếu hụt hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong bất cứ hoàn cảnh nào...