Điểm mặt các loại bệnh dịch nguy hiểm bắt nguồn từ động vật hoang dã

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có những minh chứng khoa học cho thấy, khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, mà chủ yếu từ động vật hoang dã.

Những năm gần đây, thế giới đang phải đương đầu với nguy cơ xuất hiện và lan truyền của các bệnh truyền nhiễm mới nổi hoặc tái bùng phát ở người, vật nuôi và động vật hoang dã. Những bệnh này xuất phát từ mối tương tác con người - động vật - hệ sinh thái và có khả năng gây hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người, sinh kế, sự phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.

Khi đại dịch COVID-19 còn chưa hoàn toàn qua đi, ngày càng nhiều ý kiến lo ngại rằng các đợt bùng phát dịch bệnh sẽ xảy ra nhiều hơn, khi virus có thể lây từ động vật sang người, sẽ dẫn tới một đại dịch khác. Những bệnh dịch lây từ động vật sang người đã xuất hiện từ khoảng một thế kỷ trước nhưng vài thập kỷ gần đây bắt đầu trở nên phổ biến hơn.

Theo các chuyên gia, điều này là do tình trạng chặt phá rừng, chăn thả gia súc số lượng ngày càng lớn, biến đổi khí hậu và nhiều hoạt động xâm lấn khác của con người đối với môi trường tự nhiên. Có thể kể đến những dịch bệnh khác từng xảy ra do virus lây từ động vật sang người như AIDS, Ebola, SARS, cúm gia cầm... Dưới đây là tổng quan về các dịch bệnh này:

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói