Diễn xướng Truyện Kiều, góp phần bảo tồn di sản

(Baohatinh.vn) - Trên thế giới, hiếm có một tác phẩm văn học kinh điển nào được phái sinh thành các loại hình văn nghệ dân gian (VNDG) có sức sống bền lâu như Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Diễn xướng Truyện Kiều, góp phần bảo tồn di sản

Một tiết mục trò Kiều của CLB Trò Kiều xã Xuân Liên

Bồi đắp nguồn mạch sức sống Truyện Kiều

Lẩy Kiều, ngâm thơ Kiều, diễn tích trò Kiều theo thể loại chèo (gọi tắt là trò Kiều), vịnh Kiều… là những loại hình diễn xướng VNDG đã có từ lâu trên mọi miền đất nước và nở rộ nhiều nhất là ở Nghi Xuân. Gần đây, cùng với chính sách bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa nói chung, Truyện Kiều nói riêng, có thêm các loại hinh dân ca Kiều, ca trù có sử dụng trích đoạn thơ Kiều, hát xẩm Kiều…

Năm 2015, nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du, tất cả các trường học, chủ yếu là khối THCS, THPT toàn tỉnh đã tổ chức nhiều câu lạc bộ (CLB) văn học, nghệ thuật về Nguyễn Du, Truyện Kiều như thi bình thơ Kiều, thi đố vui, ngâm thơ, lẩy Kiều, đặc biệt là biểu diễn các tiểu phẩm, trích đoạn về Kiều bằng các làn điệu chèo, dân ca kịch.

Huyện Nghi Xuân đã tổ chức cuộc thi diễn xướng Truyện Kiều, thu hút sự tham gia của đông đảo giáo viên, học sinh trong toàn huyện. Có cô giáo đã tâm huyết say sưa đọc hết tác phẩm để hình dung và lựa chọn, thiết kế một kiểu trang phục cho 2 học sinh đóng vai Kiều - Kim Trọng trong trích đoạn “Kiều gặp Kim Trọng”. Nhiều tiểu phẩm đã để lại ấn tượng và dư âm trong lòng khán giả cho đến hôm nay. Những học sinh ấy bây giờ đã rời trường phổ nhưng chắc chắn kỷ niệm về những hội thi ấy sẽ neo đậu mãi trong ký ức của các em.

Diễn xướng Truyện Kiều, góp phần bảo tồn di sản

Trích đoạn “Kim Kiều gặp gỡ” của học sinh Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề & Giáo dục thường xuyên huyện Nghi Xuân tại cuộc thi diễn xướng Truyện Kiều năm 2015. Ảnh tư liệu

Khơi đúng nguồn mạch sức sống của Truyện Kiều, với niềm yêu mến và kính trọng, ý thức tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du, những người làm công tác văn hóa, văn học nghệ thuật, đặc biệt là đội ngũ nghệ nhân khắp cả nước, hội viên hội Kiều học Việt Nam đã trăn trở, tạo môi trường để loại hình diễn xướng VNDG về Truyện Kiều được nảy nở, sinh tồn. Trong điều kiện các loại hình âm nhạc hiện đại phát triển rầm rộ, loại hình nghệ thuật truyền thống này vẫn không bị mai một mà ngày càng mở rộng biên độ là điều rất đáng trân quý.

Vốn là loại hình phi vật thể “kén” người hát bởi những nhấn nhá, luyến láy phải phù hợp nhịp phách, trống chầu nhưng ca trù dựa trên lời thơ Kiều là một loại hình VNDG mới được phát triển vài năm nay. Hát ví giặm bằng lời thơ Truyện Kiều tuy có dễ hơn nhưng phải lựa cung bậc cho đúng ví giặm Nghệ Tĩnh cũng không phải dễ.

Cùng với đó, hát xẩm Kiều là một loại hình mới mẻ ở Hà Tĩnh. Thế nhưng, với tâm huyết “không để câu hát cha ông và lời thơ Kiều bị mai một” như tâm sự của Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Hồng Oanh, các loại hình này đã ra đời trong năm 2022, ngay sau khi dịch bệnh bị đẩy lùi. CLB Dân ca “Góc phố” (TP Hà Tĩnh) do bà Phan Thư Hiền làm chủ nhiệm đã tập hợp được 10 chị cùng hát xẩm các trích đoạn Truyện Kiều tại Văn phòng Hội Kiều học Hà Tĩnh.

Diễn xướng Truyện Kiều, góp phần bảo tồn di sản

Hát xẩm Kiều của CLB dân ca “ Góc phố” TP Hà Tĩnh

CLB Trò Kiều xã Xuân Liên (Nghi Xuân) bên cạnh đội ngũ nghệ nhân lâu năm đã có thêm các thành viên trẻ tham gia. CLB Ca trù Cổ Đạm không chỉ hát các bài hát cổ lâu nay mà còn sử dụng thể cách hát mở ca trù trích đoạn thơ Kiều. CLB Dân ca ví giặm xã Xuân Giang thể nghiệm các tiết mục dân ca chuyển thể thơ Truyện Kiều. Nghệ nhân Ưu tú Vũ Thị Thanh Minh (Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên) không chỉ nổi tiếng về hát dân ca mà còn thể nghiệm hát xẩm Kiều. Đây là những tín hiệu vui cho thấy sự phát triển của các loại hình di sản phi vật thể ở Hà Tĩnh nói chung và VNDG phái sinh từ Truyện Kiều nói riêng.

“Cú hích” từ các chính sách

Nhận rõ trách nhiệm lớn lao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 93/2018/NQ-HĐND về “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản dân ca ví, giặm, ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo” (Nghị quyết 93).

Diễn xướng Truyện Kiều, góp phần bảo tồn di sản

Một tiết mục dân ca ví giặm dựa trên trích đoạn Kiều của CLB Dân ca ví giặm Xuân Giang - Nghi Xuân

Theo tinh thần Nghị quyết 93, hằng năm, ngân sách tỉnh chi cho chính sách bảo tồn các di sản văn hóa, các CLB ca trù thành lập mới được hỗ trợ 100 triệu đồng, duy trì hoạt động 30 triệu đồng/năm, các nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân được hỗ trợ hàng tháng từ 1-1,5 triệu đồng; CLB dân ca ví giặm ra mắt được hỗ trợ 30 triệu đồng, duy trì hỗ trợ 5 triệu đồng/năm. Huyện Nghi Xuân còn ban hành Nghị quyết 134/NQ-HĐND quy định hỗ trợ cho các CLB ca trù - trò Kiều có đóng góp sản phẩm và hoạt động hiệu quả mỗi CLB 50 triệu đồng/năm; các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian có đóng góp sản phẩm và hoạt động hiệu quả cho phong trào địa phương 6 triệu đồng/người/năm.

Các chính sách này thực sự là những “cú hích” thúc đẩy mạnh mẽ các loại hình văn hóa phi vật thể, trong đó có diễn xướng VNDG về Truyện Kiều. Cùng với đó là sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nghệ nhân, cán bộ văn hóa, cấp ủy, chính quyền các địa phương và những người đam mê, tâm huyết bảo tồn di sản như: Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Hồng Oanh, ông Hà Văn Thạch - Giám đốc Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều, ông Thái Văn Sinh - Trưởng Văn phòng Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh, bà Phan Thư Hiền, bà Trần Thị Cảnh… và đông đảo hội viên hội Kiều học.

Bà Trần Thị Cảnh - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Nghi Xuân chia sẻ: “Cùng với Nghị quyết 93, Nghị quyết 134 đã giúp duy trì và mở rộng các CLB diễn xướng VNDG về Truyện Kiều ở Nghi Xuân, điển hình là CLB Trò Kiều xã Xuân Liên. Bên cạnh những nghệ nhân già đã có thêm các nghệ nhân trẻ. Đây là điều rất đáng mừng!”

Diễn xướng Truyện Kiều, góp phần bảo tồn di sản

Năm 2016, Nhà hát kịch Việt Nam cũng đã dựng vở diễn “Chuyện nàng Kiều” dựa trên kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Nghệ nhân Nguyễn Huýnh - Chủ nhiệm CLB Trò Kiều xã Xuân Liên cho biết: “Trong chương trình diễn xướng Truyện Kiều diễn ra tại Văn phòng Hội Kiều học Hà Tĩnh, chúng tôi mang đến trích đoạn trò Kiều “Chị em Thúy Kiều du xuân” do các nghệ nhân trẻ đảm nhận. Đây là dịp để chúng tôi tự hào giới thiệu những thành quả của mình trong việc giữ gìn và phát huy sân khấu dân gian Trò Kiều Xuân Liên vốn đã có từ gần 1 thế kỷ nay”.

Để loại hình diễn xướng VGDG về Truyện Kiều có sức hấp dẫn với đông đảo khán giả, cần có thêm nhiều không gian diễn xướng, nhiều buổi sinh hoạt CLB VNGD, nhất là trong trường học, để người dân, đặc biệt là học sinh được thưởng thức loại hình độc đáo này.

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...