Theo Phương án tổ chức, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra của tỉnh trong năm 2013 vừa được UBND tỉnh ban hành, lực lượng nòng cốt vẫn là Bộ CHQS tỉnh, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, Công an tỉnh và Sở NN&PTNT.
Nếu đám cháy nhanh mà lực lượng chữa cháy rừng cấp huyện không khống chế được thì Chủ tịch UBND huyện phải kịp thời báo cáo và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện ứng cứu
Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 sẽ huy động khi có yêu cầu chi viện, do đó chỉ tiêu tối thiểu mà các đơn vị nói trên cần chuẩn bị là 500 người, trong đó: Bộ CHQS tỉnh 150 chiến sỹ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh 150 chiến sỹ, Công an tỉnh 100 chiến sỹ, Sở NN&PTNT 100 người (riêng lực lượng kiểm lâm huy động toàn bộ thuộc lực lượng trên địa bàn huyện có cháy rừng và các huyện, thị xã liền kề).
Cùng với quân số, các đơn vị nói trên còn phải chuẩn bị tốt về phương tiện, trong đó: Bộ CHQS tỉnh chuẩn bị từ 3 - 4 ô tô, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh 3 ô tô, Công an tỉnh 2 ô tô và Sở NN&PTNT 4 ô tô đảm bảo đủ đủ để chờ người, dụng cụ của đơn vị và yêu cầu của BCĐ tỉnh; chuẩn bị sẵn sàng các loại dụng cụ sẵn có phục vụ cho lực lượng của mình như: loa cầm tay, bộ đàm chỉ huy, cưa xăng, cưa đơn, dao rạ và bổ sung các dụng cụ thiết yếu như: đèn pin, giày tất, mũ, nước uống, lương thực thực phẩm, dụng cụ y tế sơ cứu, xăng dầu... đảm bảo tối thiểu cho lực lượng chữa cháy.
Mục đích của việc điều động lực lượng này là nhằm huy động nhanh và có hiệu quả các lực lượng chữa cháy rừng của tỉnh ứng cứu cho các địa phương, chủ rừng khi có cháy lớn xảy ra mà địa phương không thể kiểm soát được.
Vì vậy, khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện/thị xã, cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV-V (cấp rất nguy hiểm), tốc độ lan tràn đám cháy nhanh mà lực lượng chữa cháy rừng cấp huyện không khống chế được thì Chủ tịch UBND huyện phải kịp thời báo cáo và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện ứng cứu...
Ngoài lực lượng tối thiểu quy định đối với các ngành nêu trên, tùy theo tình hình cụ thể từng vụ cháy, nguy cơ và khả năng kiểm soát cháy, BCĐ tỉnh sẽ quyết định tiếp tục điều động lực lượng các ngành, đơn vị và địa phương liên quan.
Bà con nông dân Hà Tĩnh đã chủ động chống rét cho số diện tích mạ vừa gieo, tích cực làm đất, vệ sinh đồng ruộng, ra quân làm thủy lợi sẵn sàng xuống giống trà lúa chính vụ xuân 2025.
Thời tiết mưa lạnh kéo theo nhu cầu sử dụng thiết bị sưởi, đồ dùng sinh hoạt mùa đông ở Hà Tĩnh tăng cao, nhiều cửa hàng ghi nhận sức mua tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2024, ngành Thuế Hà Tĩnh đã thực hiện gia hạn, miễn giảm hơn 2.500 tỷ đồng tiền thuế nhằm tiếp sức giúp doanh nghiệp “sống khỏe” để thực hiện nghĩa vụ NSNN.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp tết Ất Tỵ sắp tới, thời điểm này, nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất hương tại Hà Tĩnh đang tất bật sản xuất, nâng cao sản lượng.
Năm nay thời tiết thuận lợi nên mai vàng Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho búp nhiều, đều và đẹp. Dự kiến sẽ có hơn 3.000 gốc mai được cung ứng ra thị trường dịp tết Ất Tỵ 2025.
Thời điểm này, các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Tĩnh đang hoạt động hết công suất để kịp phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu BHXH Việt Nam thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp BHXH (tháng 1 và tháng 2/2025) vào kỳ chi trả tháng 1/2025. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 20/12 của Báo Hà Tĩnh.
Thị trường bất động sản Việt Nam cuối năm 2024 có sự chuyển dịch mạnh mẽ khi dòng vốn đổ về các tỉnh lẻ với quỹ đất rộng lớn, mức giá hấp dẫn và hạ tầng ngày càng được đầu tư.
Trên địa bàn các khu kinh tế, khu công nghiệp của Hà Tĩnh đang có 194 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó Khu kinh tế Vũng Áng chiếm đa số với 150 dự án.
Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Theo cập nhật mới nhất từ các ngân hàng, đã có hơn 38 triệu tài khoản được cài đặt sinh trắc học. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 19/12 của Báo Hà Tĩnh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn người dân có các giải pháp chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước trong điều kiện hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra.
Mô hình nuôi chồn hương của một số hộ dân tại xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.
Giá vàng hôm nay 19/12/2024: Giá vàng thế giới hôm nay giảm hơn 2%, xuống mức thấp nhất trong một tháng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hạ lãi suất.
Những ngày cuối năm, các doanh nghiệp Hà Tĩnh đang tất bật, khẩn trương sản xuất, kinh doanh, hoàn thành những đơn hàng cuối cùng, nỗ lực "cán đích" các mục tiêu của năm.
Để chuẩn bị cho Tổng điều tra NTNN năm 2025, Hà Tĩnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh với 13 thành viên, 12/13 huyện, thị, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện.
Đến nay, Hà Tĩnh đã có 2.037/2.042 tàu cá “3 không” được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước trong khai thác thủy sản.
NHNN Việt Nam yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng… triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 18/12 của Báo Hà Tĩnh.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tăng cường các giải pháp nhằm phòng ngừa tai nạn điện trong Nhân dân khi nhu cầu trang trí các thiết bị điện tăng cao dịp lễ, tết.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.